Bệnh tự kỷ là một trong những bệnh thường gặp ở xã hội hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em. Theo các nhà khoa học định nghĩa, bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt, trong đó thường gặp nhất là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, hành vi bất thường và kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.
Tỷ lệ bệnh tự kỷ gặp ở nam nhiều hơn nữ và theo thống kê, trong 1000 trẻ sẽ có tới 2 – 5 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Hiểu biết về bệnh tự kỷ có mấy loại là một trong những bước đầu để có hướng điều trị bệnh hiệu quả. Dựa theo các tiêu chí khác nhau, các nhà khoa học phân chia bệnh tự kỷ thành các loại như sau:
1.Phân loại bệnh tự kỷ theo mức độ
- Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp với người ngoài, không giao tiếp bằng mắt và mất khả năng nói, đồng nghĩa với không thể giao tiếp bằng lời nói, không nói được
- Tự kỷ mức độ trung bình: Trẻ có thể giao tiếp với người ngoài, có thể nói được nhưng rất hạn chế. Có thể giao tiếp bằng mắt
- Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ giao tiếp bằng mắt khá bình thường, hạn chế giao tiếp với người ngoài, nói được bình thường, có khả năng học, chơi ở mức độ đơn giản.
- Một số trẻ em sẽ bị phụ thuộc vào người khác (thường là gia đình, bạn bè) trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí một số trẻ khó khăn trong các sinh hoạt cơ bản như đi vệ sinh, mặc quần áo, tự chăm sóc bản thân
- Một số trẻ khó khăn khi đi lại hoặc sử dụng các phương tiện giao thông
Trẻ tự kỷ có xu hướng tách mình khỏi cộng đồng
2. Phân loại bệnh tự kỷ theo thời gian mắc bệnh
- Tự kỷ bẩm sinh (hoặc tự kỷ điển hình): Thời gian mắc bệnh trong khoảng 3 năm đầu đời
- Tự kỷ mắc phải(hoặc tự kỷ không điển hình): Trong 3 năm đầu đời, trẻ phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa, sau đó sẽ xuất hiện dần dần các dấu hiệu của bệnh, có xuất hiện sự thoái hóa về khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ
3.Phân loại bệnh tự kỷ theo chỉ số thông minh
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao, có khả năng nói được
- Có các hành vi bất thường trong sinh hoạt hàng ngày, có thể không có những hành vi tiêu cực nhưng rất thụ động trong cuộc sống
- Có thể biết đọc từ rất sớm (khoảng 2 – 3 tuổi đã có thể đọc)
- Thị giác tốt
- Thường bị ám ảnh
Trẻ tự kỷ có thể có chỉ số thông minh cao hơn bình thường
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao nhưng không có khả năng nói
- Thường rất nhạy cảm với những kích thích thính giác
- Có những hành vi bất thường ở mức độ nhẹ
- Thường tự cô lập, có khả nâng giữ im lặng dễ dàng, có thể rất bướng bỉnh
- Thị giác tốt
Tự kỷ ở trẻ đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại
-Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp, có khả năng nói được
- Thường trở nên hung hãn khi lớn, khi nhỏ thường la hét to. Đây là nhóm tự kỷ mà trẻ có hàng vi kém nhất
- Tự kích thích
- Trí nhớ kém phát triển
- Có thể bị nói lắp, câu nói không mang ý nghĩa trọn vẹn
- Kém tập trung trong cuộc sống
-Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không có khả năng nói
- Rất nhạy cảm với tiếng động
- Kỹ năng xã hội rất kém
- Không có mối quan hệ xã hội
- Rất ít cử chỉ, rất hạn chế dùng từ ngữ giao tiếp
- Thường xuyên im lặng
Về nguyên nhân của bệnh tự kỷ, các nhà khoa học chia làm 3 nhóm sau:
- Tự kỷ do tổn thương não hoặc não kém phát triển, có thể xảy ra do não trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxi khi sinh, viêm não hoặc viêm màng não, suy hô hấp nặng dẫn đến thiếu oxi não, nhiễm độc thủy ngân, đẻ non dưới 37 tuần...
- Tự kỷ do di truyền, thường gặp do bất thường trong bộ nhiễm sắc thể của trẻ hoặc bệnh di truyền theo gen, nhóm gen
- Tự kỷ dưới tác động của môi trường: Nguyên nhân chủ yếu là trẻ thiếu sự quan tâm, định hướng phát triển của gia đình, tiếp xúc với tivi, smartphone từ quá sớm dẫn đến nhận thức xã hội, nhận thức cuộc sống của trẻ kém, khả năng giao tiếp bị hạn chế
Gia đình nên quan tâm đến trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bé sắp mọc răng sữa và cách chăm sóc
Hiểu được nguyên nhân cũng như biết bệnh tự kỷ có mấy loại sẽ giúp các bác sĩ rất nhiều trong việc thiết lập phác đồ điều trị bệnh cho trẻ, giúp trẻ có thể đi học, sinh hoạt bình thường, sớm hòa nhập với cuộc sống.
>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa được không?
/bai-viet/giai-dap-thac-mac-benh-tu-ky-co-chua-duoc-khong/
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!