Xét nghiệm ferritin để làm gì?

Kiến Thức Y Học - 10/05/2024

Thông thường khi bệnh nhân có vấn đề nghi ngờ mắc phải các bệnh lý về khớp hay gan, thì khi đi làm xét nghiệm chẩn đoán sẽ được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ferritin. Nhưng ít ai hiểu chính xác xét nghiệm này thật sự mang ý nghĩa gì, vì vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu tổng quan về xét nghiệm này trong bài viết dưới đây.

Thông thường khi bệnh nhân có vấn đề nghi ngờ mắc phải các bệnh lý về khớp hay gan, thì khi đi làm xét nghiệm chẩn đoán sẽ được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ferritin. Nhưng ít ai hiểu chính xác xét nghiệm này thật sự mang ý nghĩa gì, vì vậy hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu tổng quan về xét nghiệm này trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm ferritin là gì?

Ferritin là một tế bào protein trong máu có chứa chất sắt, và chất này có liên quan mật thiết đến các bệnh lý cơ khớp, các bệnh về gan và các tình trạng viêm khác... Vì vậy nhằm chẩn đoán một cách chính xác lượng sắt có ở trong máu là tăng hay giảm để cho ra kết quả, thì tại các cơ sở y tế sẽ tiến hành cho bệnh nhân làm xét nghiệm ferritin.

Ngoài ra trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan, cũng có thể tiến hành thực hiện xét nghiệm này để theo dõi quá trình phát triển của bệnh lý. Hay đơn giản là làm xét nghiệm ferritin để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Xét nghiệm ferritin để làm gì?

Ferritin là một tế bào protein trong máu

Khi nào thì làm xét nghiệm ferritin?

Với bất kỳ loại xét nghiệm nào trước khi thực hiện cũng phải đều có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, tùy vào trường hợp bệnh nhân như thế nào mà có những xét nghiệm phù hợp. Và xét nghiệm ferritin cũng vậy, đây là loại xét nghiệm được yêu cầu khi bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt hay là thừa sắt. Khi đó bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như: cơ thể bị mệt mỏi; người ốm yếu xanh xao; thường xuyên bị nhức đầu chóng mặt...

Hoặc khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm cơ-khớp; trong người luôn khó chịu, không có tinh thần; giảm ham muốn... cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm ferritin, vì khi đó nguy cơ mức ferritin trong máu của bạn đang ở tình trạng cao.

Thực hiện ferritin có cho kết quả chính xác về bệnh lý không?

Ngoài ferritin có rất nhiều xét nghiệm khác để có thể xác định được lượng sắt trong cơ thể như: sắt huyết thanh, khả năng gắn sắt toàn phần, transferrin... Vì vậy có thể thấy rằng xét nghiệm ferritin có thể được chỉ định cùng với những xét nghiệm sắt khác để cho kết quả chính xác nhất. Chứ không thể dựa vào chỉ số của ferritin mà đưa ra kết luận về bất cứ một bệnh lý nào, hay đó là các bệnh lý phức tạp khác.

Xét nghiệm ferritin để làm gì?

Ngoài ferritin cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác

Các chỉ số trong xét nghiệm ferritin

Khi thực hiện xét nghiệm ferritin, nếu kết quả ở giá trị bình thường với Nam sẽ giao động trong khoảng 12 – 300 ng/ml và với Nữ sẽ là từ 12 – 150 ng/ml.

Còn khi kết quả xét nghiệm trên thay đổi theo 2 mức độ tăng và giảm khác nhau so với chỉ số xét nghiệm ferritin bình thường thì được hiểu như sau:

- Đối với ferritin tăng: Có thể bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về Gan; Nhồi máu cơ tim; Bệnh thận mạn; Bệnh Hodgkin; Cường giáp; Đa hồng cầu tiên phát (polycythemia); Viêm khớp dạng thấp hay các bệnh lý viêm khác...

- Còn khi kết quả xét nghiệm ferritin cho thấy giảm so với chỉ số bình thường: Nguyên nhân bệnh nhân có thể mắc phải là do bạn đang thiếu máu; thiếu chất sắt; có thai; suy dinh dưỡng...

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!