Xử lý ra sao nếu bé dưới 6 tháng tuổi dị ứng với sữa mẹ?

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Với những bé có hệ miễn dịch kém hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm, bé sẽ dễ dị ứng với sữa mẹ. Những trường hợp bé bị dị ứng với sữa mẹ đều rơi vào những bé từ 6 tháng tuổi trở xuống. Khi con bạn gặp phải tình trạng này, bạn cần biết những điều sau để xử lý cho đúng cách thay vì bối rối hay hoang mang.

Với những bé có hệ miễn dịch kém hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm, bé sẽ dễ dị ứng với sữa mẹ. Những trường hợp bé bị dị ứng với sữa mẹ đều rơi vào những bé từ 6 tháng tuổi trở xuống. Khi con bạn gặp phải tình trạng này, bạn cần biết những điều sau để xử lý cho đúng cách thay vì bối rối hay hoang mang.

Tại sao bé lại dị ứng với sữa mẹ?

Những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa đưa ra được lí giải cụ thể tại sao trẻ lại dị ứng với sữa mẹ. Họ tóm gọn lại trong một vài nguyên nhân sau đây: tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ có thể do gen di truyền, mẹ cho bé vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa bò hoặc bé được cho ăn sữa đậu nành quá sớm, cũng có thể do sữa mẹ có chứa những chất đạm khiến bé khó tiêu hóa.

Với những bé có cơ địa mẫn cảm với thành phần protein thì đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến bé bị dị ứng với sữa mẹ.

Xử lý ra sao nếu bé dưới 6 tháng tuổi dị ứng với sữa mẹ?

Làm sao để biết trẻ bị dị ứng với sữa mẹ?

Nếu như bé nhà bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì rất có thể bé đã bị dị ứng với sữa mẹ: sau khi bú trẻ nổi ban đỏ hay mẩn ngứa, trẻ hay trớ, nhịp thở khò khè; đối với những bé bị dị ứng nặng hơn, còn có thể xuất hiện các triệu chứng như bé hay quấy khóc, khó chịu, lười ăn, chán bú và khi đi ngoài thì có dính máu ở phân.

Có nhiều trường hợp bé còn bị sốc phản vệ. Khi thấy bé có triệu chứng suy hô hấp, da tím tái, thần kinh co giật, khó thở thì đây là triệu chứng của tai biến dị ứng nghiêm trọng. Bạn cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Nên làm gì khi bé bị dị ứng sữa mẹ?

Đầu tiên, khi đã xác định đúng con bạn bị dị ứng với sữa mẹ, bạn nên dừng ăn những món có nguy cơ gây nên tình trạng dị ứng cho chính bản thân bạn. Bởi trong quá trình bạn cho con bú, việc truyền những chất gây dị ứng này cho con bạn là rất lớn. Trong những bữa ăn của người mẹ, thực phẩm nên được chế biến sạch sẽ, chín kỹ, thực phẩm phải được chọn lựa kĩ càng, phù hợp với an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian này, các mẹ nên lựa chọn đồ ăn, thức uống khắt khe hơn để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu của mình.

Nếu như bé nhà bạn đã có thể ăn dặm thì bạn hãy bổ sung những bữa ăn dặm cho bé bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ. Những bữa ăn dặm này sẽ kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng cho bé, đảm bảo cơ thể bé luôn được phát triển toàn diện và mạnh khỏe.

Xử lý ra sao nếu bé dưới 6 tháng tuổi dị ứng với sữa mẹ?

Tốt nhất là bạn nên ngưng cho bé bú sữa mẹ và thay thế bằng những loại sữa ngoài phù hợp với thể trạng của bé. Bạn nên chọn những loại sữa có chứa nguồn protein thủy phân giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn khi ăn. Bạn có thể thay thế sữa mẹ bằng những loại sữa bột dành riêng cho trẻ sơ sinh (đây là loại sữa có thành phần gần giống với sữa mẹ nên bạn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng); sữa bột đặc biệt (dòng sữa này được sản xuất dựa trên những nhu cầu thực tế từ thể trạng của bé: sữa chứa nhiều protein thủy phân, sữa cho trẻ hay nôn trớ, sữa dành cho bé hay bị tiêu chảy,...); sữa ít gây ra dị ứng (khi sử dụng loại sữa này bé sẽ tránh được các dấu hiệu của dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, nôn trớ,...)

Tuy nhiên, nếu như bạn đã áp dụng tất cả các chỉ dẫn này mà vẫn không cải thiện được tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ thì bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để nhận được lời khuyên và thăm khám kịp thời của bác sĩ.

Chúc các bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!