Xuyên tâm liên: Thanh phế lợi hầu họng

Bài thuốc dân gian - 11/24/2024

Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Xuyên tâm liên có tác dụng thanh phế, chỉ khái.

Xuyên tâm liên còn có tên khác khổ đởm thảo, nhất kiến hỷ.Đây là loại cây nhỏ sống 1 - 2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng.Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành.Quả nang dài.Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây. Nên thu hái trước khi cây bắt đầu hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy khô.

Xuyên tâm liên: Thanh phế lợi hầu họng

Xuyên tâm liên chữa ho.

Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Xuyên tâm liên có tác dụng thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng: dùng trong các bệnh viêm họng, viêm amiđan, ngoài ra còn dùng trong bệnh ho lao, ho gà, viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng:

Chữa ho do lạnh: xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g. Sắc uống trong ngày.Uống khi thuốc còn ấm.Dùng 5-7 ngày.

Chữa cảm mạo, nhức đầu: xuyên tâm liên tán bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g, uống trước khi ăn, chiêu thuốc bằng nước ấm.

Trị viêm họng, viêm amidan: xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa mỗi vị 12g. Sắc uống, uống lúc thuốc còn ấm.Dùng liền 7- 9 ngày.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng: lá xuyên tâm liên tươi 1 nắm nhỏ (15 lá), rửa sạch, giã nát hoặc cho vào xay sinh tố, lọc bỏ bã. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống.

Chữa viêm phế quản: xuyên tâm liên 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, trần bì 4g, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc uống ngày một thang.Chia 2 - 3 lần uống trong ngày.Dùng trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Xuyên tâm liên là vị thuốc rất đắng, không nên dùng thời gian dài. Dược liệu có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!