Tùy từng cơ địa của phụ nữ mà biểu hiện mang thai tuần đầu tiên có thể rất đa dạng và khác nhau về cường độ, tần số và cả thời gian. Những triệu chứng mang thai đầu tiên rất mơ hồ và không rõ ràng, vì vậy mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ không tránh khỏi sự bối rối và bỡ ngỡ.
1. Ra máu và thay đổi dịch âm đạo
Hiện tượng ra máu có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất nhưng cũng lại là dấu hiệu dễ bị các mẹ bỏ qua nhất. Vì nhiều người thường nhầm tưởng đó là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của mình đột nhiên tới sớm, mà không ai nghĩ rằng có thể mình đang trải qua hiện tượng chảy máu do thai vào làm tổ trong tử cung. Hiện tượng ra máu khi phôi cấy ghép vào niêm mạc tử cung không giống như hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt, nó chỉ có vài vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm và lượng máu chảy ra không ồ ạt và kéo dài như các chu kỳ kinh nguyệt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi mang thai tuần đầu tiên thì cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện chất nhầy có dạng đặc, đây được coi là sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy nhất khi có thai. Các dịch âm đạo này sẽ làm bít chặt cổ tử cung lại, để ngăn cản các tác động xấu bên ngoài hay bên trong thông qua âm đạo, có thể xâm nhập vào bên trong buồng tử cung và gây hại cho thai kì.
2. Mất kinh
Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén, tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu vào khoảng thời điểm xảy ra chu kỳ kinh nguyệt sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
3. Buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên
Hiện tượng buồn đi tiểu là do khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn thì sẽ càng gây chèn ép vào bàng quang nhiều hơn, như vậy thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.
4. Sự thay đổi của ngực
Khi có thai, bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ bị đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn, đó là dấu hiệu của sự gia tăng các hormone trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.
5. Mệt mỏi
Hầu hết phụ nữ mới mang thai đều cảm thấy mỏi mệt, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể bạn, hoặc do cơ thể bạn phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai nhi, như vậy tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, nên dẫn đến hiện tượng mệt mỏi thường xuyên trong thai kỳ.
6. Đau lưng
Nếu bạn cảm thấy đau ở lưng, đừng quá lo lắng vội vì đây cũng là một dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất ở phụ nữ. Vì khi có thai, dây chằng ở lưng sẽ bị kéo giãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị cho sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi, điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng.
7. Táo bón và đầy hơi
Triệu chứng táo bón là hiện tượng thường thấy của bất kỳ mẹ bầu nào và triệu chứng này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi trong khi mang thai, nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cảu phụ nữ vì vậy dẫn đến hiện tượng táo bón thai kỳ. Trong khi mang thai, phụ nữ nên uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp làm mềm các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón thai kỳ.
8. Tâm trạng thất thường
Khi mang thai, sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường, ví dụ như bạn đang vui vẻ, nhưng lúc sau bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, và bứt rứt trong người. Nhưng khi bạn quen với tình trạng mang thai của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất, vì vậy, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.
Mất kinh và tăng cân sau khi tiêm thuốc tránh thai có đáng lo không?
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ bầu nên biết
Xử lý thông minh khi mang thai lần đầu bị đau bụng dưới
Mang thai lần đầu bị tức ngực khó thở vì sao?
Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu
9. Thèm ăn
Thông thường, cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là dấu hiệu rất tốt để bà bầu ăn được nhiều hơn giúp mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh.
Triệu chứng thèm ăn xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai, có người thèm ăn của chua, có người thèm ăn của ngọt, hay đơn giản chỉ là một loại thức ăn nào đó. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, bạn nên cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng tốt nhất, để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh.
10. Cực kỳ nhạy cảm với mùi hương
Khi mang thai, bạn sẽ đột nhiên trở nên nhạy cảm hơn hẳn với các mùi xung quanh mình, có thể là mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay đơn giản là mùi cơm chín, mùi thức ăn hàng ngày... cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, và thậm chí buồn nôn.
Tóm lại, khi bạn có một trong các dấu hiệu bất thường khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, trễ kinh,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi có quan hệ tình dục không an toàn từ 7 đến 10 ngày, và có một số biểu hiện thay đổi trong cơ thể, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào, để xác định mình có thai hay không. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám và theo dõi thai theo định kỳ.
Với những biểu hiện mang thai ở trên, Lily & WeCare hi vọng bạn đã phần nào xác định được khả năng mình có thai hay không? Tuy nhiên, để biết chính xác hơn thì bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại một lần nữa. Việc xác định sớm các dấu hiệu mang thai nhằm giúp các chị em tránh khỏi sự ngỡ ngàng và cũng là cơ hội tốt giúp chị em tăng cường bổ sung vitamin cần thiết, ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!