10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ho, cảm lạnh hay cảm cúm là những chứng bệnh dễ gặp nhất ở con trẻ vào thời điểm giao mùa. Sự chỉ dẫn của bác sỹ và tiệm thuốc là phương pháp đầu tiên mà các bà mẹ tìm đến để chữa trị cảm cúm. Thế nhưng mẹ có thể học cách xoa dịu các triệu chứng cảm cúm ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.

Ho, cảm lạnh hay cảm cúm là những chứng bệnh dễ gặp nhất ở con trẻ vào thời điểm giao mùa. Sự chỉ dẫn của bác sỹ và tiệm thuốc là phương pháp đầu tiên mà các bà mẹ tìm đến để chữa trị cảm cúm. Thế nhưng mẹ có thể học cách xoa dịu các triệu chứng cảm cúm ở trẻmột cách an toàn, hiệu quả. Hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

Tại sao mẹ phải nhờ đến thuốc thang khi có thể thử một vài biện pháp trị cảm cúm an toàn và hiệu quả. Thông thường, chứngcảm cúm ở trẻsẽ giảm dần, dứt điểm trong khoảng 10 ngày. Với 10 bí quyết trị cảm cho trẻ dưới đây, mẹ có thể giúp trẻ dễ chịu hơn dù không làm rút ngắn thời gian ủ bệnh.

1. Liệu pháp tốt nhất là sự nghỉ ngơi

Qua nhiều nghiên cứu của chuyên gia y tế, sự căng thẳng sẽ khiến bệnh tình trở nên tệ hại. Khi trẻ ốm chúng sẽ tốn khá nhiều năng lượng chiến đấu với bệnh và dẫn đến tình trạng cơ thể trẻ luôn mệt nhoài. Do đó, sự nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh chóng được hồi phục.

Hãy bố trí một nơi thoải mái nhất cho trẻ, giường không nhất thiết là nơi nghỉ ngơi. Có thể cho trẻ nghỉ ngoài hiên, trong vườn, hay túp lều nhỏ dựng ngay trong nhà cũng là địa điểm tốt và chắc chắn khiến trẻ khá thích thú.

Nếu trẻ không muốn nghỉ ngơi, ba mẹ hãy đọc truyện cho trẻ, trò chuyện với trẻ hay để trẻ trò chuyện với người thân trong gia đình, bạn bè. Nếu trẻ đang có dấu hiệu stress bởi chuyện trường lớp, bạn bè hay ăn uống cũng hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều. Sự nghỉ ngơi cũng là cách giúp trẻ chống lại viêm nhiễm, nhiễm trùng.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

2. Tạo không khí có độ ẩm phù hợp

Hít thở chút không khí ẩm giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi và tắm bằng nước ấm giúp thư giãn tốt. Mẹ có thể bố trí những chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong không gian trẻ nghỉ. Hoặc có thể để trẻ xông hơi, với trẻ <2 tuổi có thể thêm chút tinh dầu trong máy phun sương, nước xong để giảm bớt đau nhức cho trẻ.

3. Hút mũi và sử dụng nước muối sinh lý

Nếu đối tượng cảm cúm là trẻ sơ sinh, trẻ quá nhỏ để tự hỉ mũi như các bé lơn hơn, vì thế sự trợ giúp của mẹ trong lúc này là điều cần thiết nhất. Dụng cụ dùng để xịt, rửa, hút mũi khiến trẻ hít thở được dễ dàng hơn. Hãy hút mũi trẻ trước khi cho bú mẹ khoảng 15 phút, thao tác này sẽ giúp con trẻ dễ bú mẹ hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng cần sử dụng nước muối sinh lý để tiến hành rửa mũi cho trẻ. Dung dịch này mẹ có thể hoàn toàn tự làm với công thức: Hòa tan 1⁄2 muỗng coffee với 240 ml nước ấm, dùng dung dịch này để vệ sinh mũi cho trẻ. Chỉ nên hòa dung dịch khi cần sử dụng để đảm bảo an toàn.

4. Cách thực hiện vệ sinh mũi như sau

Đặt trẻ nằm ngửa, lót khăn dưới đầu và nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi bé để làm các dịch nhầy bên trong lỏng hơn.

Giữ đầu bé trong khoảng 20s, tiếp tục dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt dịch nhầy trong mũi trẻ. Mẹ cần chú ý không hút quá nhiều để tránh gây nên tình trạng kích ứng niêm mạc mũi. Lưu ý: Không sử dụng trong 4 ngày liên tiếp, điều đó sẽ khiến mũi trẻ bị khô, bệnh có thể nghiêm trọng hơn.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

5. Xoa dầu nóng chuyên dụng cho trẻ

Các loại dầu như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà sẽ giúp xao dịu những cơn khó chịu khi trẻ bị bệnh, trẻ ngon giấc hơn vào ban đêm, hạn chế được sự khó chịu bởi dịch nhày, mang đến cảm giác mát lạnh từ các loại dầu. Các mẹ dễ dàng tìm mua những loại dầu này tại hiệu thuốc. Sản phẩm phù hợp và an toàn cho trẻ từ >3 tháng tuổi. Các sản phẩm thân thiện, an toàn cho trẻ.Tuy nhiên, nếu dầu chứa long não, tinh dầu bạc hà không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Mẹ hãy dùng dầu nóng để xoa ngực, cổ, lưng và mssage nhẹ nhàng để tăng cảm giác dễ chịu cho trẻ. Tránh để dầu tiếp xúc miệng, mũi, mắt hay bất kỳ vị trí nào trên mặt trẻ.

6. Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp loãng dịch tiết mũi giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Trẻ từ 6 tháng tuổi mẹ đã có thể cho trẻ uống nước trắng, hay cho trẻ uống nước trái cây tươi ép nguyên chất. Với trẻ < 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ, sữa công thức.

7. Nâng đầu với gối cao

Việc nâng đầu trẻ khi ngủ tạo nên sự dễ chịu hơn, có thể dùng gối hay khăn gấp lại. Lưu ý gối cao chỉ thích hợp cho trẻ > 1 tuổi hay mẹ cho trẻ vào xe đẩy, nâng cao đầu xe để bé thoải mái hơn và giảm sự nghẹt mũi khiến cho trẻ khó chịu.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên lạm dụng phương thứ này, bởi với các bé ngủ hay cựa quậy, không yên giấc cách này lại không có tác dụng.

8. Sử dụng mật ong để trị cảm

Mật ong giúp làm giảm cơn ho, dịu cổ họng. Thế nhưng mật ông được khuyến cáo không an toàn với trẻ sơ sinh và <12 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ chỉ nên sử dụng với các bé lớn hơn.

Cách dùng: Mẹ cho trẻ uống chỉ 1⁄2 hay đến 1 muỗn thìa cà phê mật ong ấm trước khi đi ngủ. Hay mẹ có thể sử dụng thêm chanh pha để bổ sung vitamin C và đừng quên dánh răng cho trẻ hay dùng khăn kỳ răng sau khi uống mật ong để bảo vệ răng của trẻ.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

9. Súc miệng với nước muối loãng

Cách làm này cũng chỉ áp dụng được cho trẻ trên 3 tuổi, phương pháp này sẽ giúp trẻ làm dịu đi cổ họng đang đau, rửa sạch các chất nhầy khỏi cổ họng. Nên cho trẻ súc miệng từ 3 đến 4 lần trong ngày trong quá trình trẻ bệnh.

10. Dùng thêm các thức uống khác

Ngoài việc bổ sung nước, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ bằng các loại thức uống như nước táo, trà hoa cúc ấm, nước súp xương hay nước cốt gà. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng súp gà sẽ giúp làm dịu những triệu chứng cảm như đau nhức, sốt, mệt mỏi. Tuy thảo dược khá an toàn cho trẻ nhưng cần tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng.

Chúng ta không phủ nhận công dụng của thuốc cho việc trị bệnh, nhưng với những căn bệnh rất cơ bản như ho, cảm cúm việc áp dụng những biện pháp khác có thể giúp trẻ trị dứt khỏi một hiệu quả. Hy vọng những thông tin của bài viết này sẽ hữu ích cho các bà mẹ trẻ chăm sóc con tốt hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!