10 điều bạn cần thông báo rõ khi gặp bác sĩ

Sức khỏe nam giới - 04/25/2024

Có những thông tin bạn nghĩ không quan trọng nhưng thực tế lại rất hữu ích đối với bác sĩ, đây cũng có thể là những thông tin giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Khi gặp bác sĩ, chúng ta thường băn khoăn mình nên nói gì và không nên nói gì. Có những thông tin bạn nghĩ không quan trọng nhưng thực tế lại rất hữu ích đối với bác sĩ, đây cũng có thể là những thông tin giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Chúng ta thường tìm đến gặp bác sĩ khi có những vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, phần lớn người Việt rất ngại chia sẻ thông tin đến bác sĩ vì họ ngại hay nghĩ rằng những thông tin này không hữu ích. Ngược lại, bác sĩ lại cần muốn biết rõ mọi thông tin về bạn, để có thể chẩn đoán được bệnh chính xác nhất và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy những thông tin nào bạn cần thảo luận với bác sĩ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Bạn đã ngừng dùng thuốc điều trị

Khoảng 70% người bệnh thường không tuân thủ chính xác liệu pháp điều trị của bác sĩ, họ thường ngừng thuốc sớm khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc ngưng thuốc sẽ làm cho bạn bị lờn thuốc và quá trình điều trị bệnh về sau sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, nếu đã ngừng thuốc, bạn hãy nói thật với bác sĩ, đây sẽ là thông tin giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả, từ đó bạn sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Mức độ nghiện rượu hay hút thuốc lá

10 điều bạn cần thông báo rõ khi gặp bác sĩ

Việc bạn nghiên rượu hay thuốc lá không có gì đáng xấu hổ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn không nói, bác sĩ sẽ không biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó không thể đưa ra chẩn đoán và xét nghiệm chính xác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bạn.

3. Bạn cực kỳ chán nản hoặc căng thẳng

Những dấu hiệu chán nản hoặc căng thẳng trầm trọng có thể là những thông tin giúp chẩn đoán bệnh. Nếu bạn có triệu chứng bị trầm cảm, thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn cũng như thuốc để điều trị. Bạn cần biết rằng nếu cứ im lặng thì trầm cảm sẽ nặng hơn.

4. Bạn đang dùng thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc thuốc không kê toa

10 điều bạn cần thông báo rõ khi gặp bác sĩ

Phần lớn mọi người cho rằng thảo dược hay thực phẩm chức năng sẽ không tương tác với thuốc theo toa, nhưng sự thật không phải vậy. Các thực phẩm chức năng giúp giảm cân có thể gây hại cho tim, quá nhiều vitamin, khoáng chất cũng như thảo dược sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy nói cho bác sĩ biết về những loại thảo dược, thực phẩm chức năng hay thuốc không kê toa bạn đang dùng.

5. Vấn đề về tài chính

Có thể bạn nghĩ vấn đề tài chính không liên quan đến tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, những căng thẳng về tài chính có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe nhất định. Bác sĩ đương nhiên không cần biết chi tiết vấn đề của bạn, nhưng họ cần rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình. Đây là thông tin giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả, giúp bác sĩ xác định xem có những tình trạng tâm lý hay tâm thần nào liên quan đến vấn đề này hay không.

6. Bạn ngủ không đủ giấc

10 điều bạn cần thông báo rõ khi gặp bác sĩ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn ngủ không đủ giấc, có thể do căng thẳng, lo lắng, mãn kinh hay hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu không báo cho bác sĩ, tình trạng này sẽ khó được điều trị và có thể trở thành bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc cũng có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe khác. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số phương pháp hữu hiệu giúp ngủ ngon như tránh tập thể dục sát giờ đi ngủ, ngủ đúng giờ, tránh uống caffein vào buổi tối và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

7. Bạn có vấn đề về ruột hoặc bàng quang

Bạn cần lưu ý rằng bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong ruột hoặc bàng quang cũng có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe. Nếu không đi khám, bạn có thể bị ung thư ruột và bàng quang. Vì vậy, hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy bụng khó chịu hay đi tiêu có máu.

8. Bạn mệt mỏi nghiêm trọng

10 điều bạn cần thông báo rõ khi gặp bác sĩ

Chúng ta thường mệt mỏi do công việc, cuộc sống hay tuổi tác. Bên cạnh đó, mệt mỏi cũng là dấu hiệu chung của hàng loạt tình trạng sức khỏe như tiểu đường, trầm cảm, thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tim… Nếu bạn không đề cập vấn đề này đến bác sĩ, họ sẽ không đánh giá chính xác được bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn sẽ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, không thể làm việc hay đi lại, hãy đi gặp bác sĩ ngay.

9. Có vấn đề trong quan hệ tình dục

Nhiều người thường ngại ngùng khi nói cho bác sĩ biết về đời sống tình dục của mình. Bạn có biết rằng rối loạn cương dương có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng cao. Vì vậy, bạn cần phải báo cho bác sĩ biết bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Quan hệ tình dục là một cách tuyệt vời giúp nâng cao đời sống tinh thần của mỗi người, do đó đời sống tình dục của bạn sẽ gặp khó khăn nếu bạn vẫn chần chừ không nói cho bác sĩ biết.

10. Gia đình có người từng mắc bệnh

Bên cạnh yếu tố di truyền, tiền sử bệnh gia đình cũng là một yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn đừng nghĩ rằng bản thân hiện không mắc bệnh thì không cần thiết báo cho bác sĩ. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường… bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh này. Việc thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của gia đình sẽ giúp tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó đưa ra phương hướng điều trị bệnh thích hợp.

Bạn cần nhớ rằng trong bất kỳ mối quan hệ nào, bao gồm cả bác sĩ, bạn cũng cần thành thật. Những điều bạn cung cấp cho bác sĩ sẽ thành thông tin giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Ngược lại, nếu không nói, tình trạng sức khỏe của bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!