Bạn tin chắc rằng đường là kẻ thù duy nhất, răng sữa không quan trọng và phải dùng tăm sau ăn? Nếu vậy bạn cần suy nghĩ lại. Sau đây là 10 quan niệm lỗi thời về răng miệng nhiều người vẫn lầm tin.
1. Đường là kẻ thù của răng
Thực tế, chúng ta thường kết tội “các vi khuẩn xấu” sản sinh axit, gây sâu răng. Và phần tinh bột còn sót lại trên răng chính là thực phẩm ưa thích của các vi khuẩn này. Tất nhiên, đường cũng là dạng cacbon hydrate (tinh bột – đường) nhưng có nhiều sản phẩm khác, thậm chí được coi là lành mạnh như hoa quả, ngũ cốc cũng là thực phẩm ưa thích của lũ vi khuẩn.
2. Mang thai không nên chữa răng
Ngược lại, nếu viêm, sâu răng, thai phụ nên nhanh chóng đến nha sĩ để khắc phục.
Các bà mẹ tương lai thường lo rằng thuốc giảm đau khi chữa răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn không phải chịu đau hay lo lắng về thuốc gây tê bởi nghiên cứu mới nhất cho thấy các thuốc này đều an toàn với thai phụ.
3. Răng sữa không quan trọng
Răng sữa thường có lớp men răng mỏng hơn nên dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Việc bỏ bê những chiếc răng sữa bị sâu có thể gây viêm nặng và gây hại cho răng vĩnh viễn sau này.
4. Bàn chải cứng mới sạch răng
Thực tế là bạn nên sử dụng bàn chải mềm.
Một số nha sĩ thậm chí còn khuyến nghị rằng bàn chải cứng sẽ gây hại cho lợi và men răng.
Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ nguyên tắc đơn giản sau: đánh răng 2 lần/ngày và thay mới bàn chải mỗi 3 – 4 tháng.
5. Chỉ cần dùng tăm sau ăn
Nên dùng chỉ tơ nha khoa sau ăn bởi tăm có thể gây hại cho nướu. Việc dùng tăm làm răng bị tách kẽ và không lấy sạch mảng bám. Chính vì vậy nên dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ đồ ăn thừa, hơi thở thơm tho hơn
6. Càng chăm đánh răng càng khỏe mạnh
Đánh răng quá thường xuyên có thể dẫn tới các bệnh về răng do tính chất mài mòn của kem đánh răng.
Tốt nhất nên súc miệng vào các thời điểm trong ngày, giữa 2 lần đánh răng sáng và tối.
7. Đau răng là do sâu
Đau răng có thể là do răng bị sâu, răng nhạy cảm, viêm nhiễm quanh chân răng hay viêm nướu. Tuy nhiên, đôi khi đau răng lại do viêm xoang.
Hãy đến nha sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây đau răng.
8. Nếu phần trám răng sâu bung ra, chỉ cần bít lại
Thường vật liệu trám răng sâu rất an toàn và khó có thể bung ra. Tuy nhiên, khi nó bung ra nghĩa là có vấn đề ở phần chân răng và cần đến bác sĩ ngay.
9. Phải nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc đúng chỗ và không gây đau đớn thì chẳng có lý do gì để bạn phải “chia tay” chúng. Bởi vì răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và gây khó chịu trong việc ăn uống.
10. Nên đánh răng sau bữa sáng
Quan điểm này được chính một số nha sĩ ủng hộ. Tuy nhiên, ngày nay đa phần nha sĩ có xu hướng đánh răng trước ăn.
Khi thức dậy buổi sáng, nên bắt đầu bằng đánh răng hay uống nước?
Mách bạn cách tự xoa bóp tại nhà để giảm đau răng
Mẹ nhổ răng cho con bú có ảnh hưởng gì không?
Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?
Nhổ răng khôn an toàn tại Tp.HCM
Trong khi ngủ, do nước bọt ít tiết ra nên vi khuẩn sẽ tăng sinh và mảng bám sẽ tích lũy thêm. Nếu bạn không đánh răng trước bữa sáng, tất cả những thứ này sẽ đi thẳng vào dạ dày bạn.
Theo Phụ Nữ News
Xem thêm:
- Súc miệng bằng dầu tự nhiên, trào lưu mới để chăm sóc răng miệng
- 5 điều mọi gia đình nên biết về sức khỏe răng miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!