100% các bệnh viện công của Việt Nam đã tự chủ trong chi tiêu thường xuyên hoặc tự chủ một phần

Thời sự - 04/25/2024

Bệnh viện tự chủ khám chữa bệnh công bằng cho bệnh nhân, không có chuyện tận thu. Đến thời điểm này, 100% các bệnh viện công của Việt Nam đã tự chủ trong chi tiêu thường xuyên hoặc tự chủ một phần.

Bộ Y tế cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, trong thời gian vừa qua (từ năm 2016 đến nay) Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế - dân số thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ. Bộ Y tế đã xin ý kiến các Thành viên Chính phủ và trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP vào ngày 21/5/2019.

100% các bệnh viện công của Việt Nam đã tự chủ trong chi tiêu thường xuyên hoặc tự chủ một phần

Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất cơ chế tự chủ tài chính giữa các lĩnh vực, Chính phủ đã có Nghị quyết không ban hành Nghị định tự chủ riêng cho từng lĩnh vực nên Nghị định sửa đổi thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP sẽ không được ban hành. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong khi chưa ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, việc phân loại tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp y tế hiện nay thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các đơn vị sẽ xác định tổng thu sự nghiệp và tổng chi thường xuyên để tính toán mức độ tự chủ của từng đơn vị.

Điều này có nghĩa là các bệnh viện sẽ không còn được hỗ trợ ngân sách để chi trả lương cho cán bộ nhân viên. Chính phủ cũng đã quyết định cho 4 bệnh viện Trung ương là: Bạch Mai, Bệnh viện K, Việt Đức và Chợ Rẫy tự chủ toàn diện.

100% các bệnh viện công của Việt Nam đã tự chủ trong chi tiêu thường xuyên hoặc tự chủ một phần

Đề án tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đã được Chính phủ phê duyệt và thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện trong vòng 2 năm. Vấn đề người dân quan tâm là khi tự chủ, quyền lợi của người bệnh có được đảm bảo hay không và những bệnh nhân nghèo có đủ khả năng để điều trị không?

Tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Bạch Mai, trước đây có hơn 500 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ và được chia làm 4 ca. Thời điểm dịch Covid-19, bệnh viện đã sàng lọc, chuyển gần 200 bệnh nhân về tuyến dưới để chạy thận và chỉ giữ lại những bệnh nhân nặng, mắc đồng thời nhiều bệnh.

Trước đây, bệnh viện Bạch Mai có khoảng 5.000 bệnh nhân nội trú nhưng hiện chỉ còn gần 3.000 và không còn tình trạng nằm ghép. Bệnh viện chỉ còn những bệnh nhân nặng cùng một lúc mắc nhiều bệnh.

Mặt khác, dù tự chủ toàn diện nhưng giá dịch vụ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K vẫn chỉ tính 4/7 cấu thành và người bệnh có bảo hiểm y tế vẫn được thanh toán theo quy định.

Đại diện các bệnh viện nhấn mạnh: Bệnh nhân được đối xử công bằng trong khám chữa bệnh và không có chuyện tự chủ là tận thu.

Các chuyên gia cho biết, điều tiên quyết để thực hiện thành công tự chủ toàn diện cần phải công khai, minh bạch và đảm bảo tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Tự chủ bệnh viện công thì phải đảm bảo bác sĩ được lợi và bệnh nhân hài lòng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!