Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự sưng đau ở vùng hậu môn. Nếu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn hãy thử các cách chữa bệnh trĩ tại nhà của Hello Bacsi nhé.
Bệnh trĩ có thể xảy ra với người bị táo bón, người ngồi nhiều, thai phụ và cả sản phụ. Trĩ có nhiều dạng và kích thước khác nhau, có khi nhỏ như hạt đậu nhưng cũng có lúc to bằng quả nho. Nếu đang bị trĩ nhưng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách chữa bệnh trĩ tại nhà như dưới đây.
1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ
Nghệ được xem là một loại gia vị có tính kháng sinh. Vì thế, bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên này để chữa lành trĩ bằng cách:
- Trộn dầu mù tạt với một ít bột nghệ
- Nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành
- Trộn đều hỗn hợp lại
- Bôi hỗn hợp trên vào vùng trĩ
Bạn sẽ giảm đau và giảm sưng viêm. Bôi hỗn hợp thường xuyên sẽ giúp giảm trĩ hiệu quả.
2. Vỏ quả lựu
Lựu rất tốt cho sức khỏe và bạn không nên bỏ qua loại quả này để chữa bệnh trĩ. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Xay 1 tách vỏ lựu
- Thêm nước nóng vào cốc vỏ lựu đã xay
- Chờ hỗn hợp nguội
- Uống nước này 2 lần/ngày để có kết quả tốt.
3. Xông lá diếp cá
Lấy 100g rau diếp cá để cả cọng và vài cọng hẹ, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và xông. Khi nước nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng bị trĩ, dùng khăn khô, mềm thấm sạch.
Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá và uống hàng ngày hoặc ăn sống rau diếp cá với các loại thức ăn khác.
4. Sữa dê
Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà là dùng sữa dê. Đây là biện pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
- Cho 10g bột mù tạt vào 10 thìa súp sữa dê
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày trước khi dùng bữa sáng sẽ giúp làm giảm đau và viêm rất hiệu quả.
5. Mù tạt hạt đen và sữa chua
Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả cho bạn, đồng thời cũng an toàn nếu bạn đang cho con bú.
- Lấy một ít mù tạt hạt đen nghiền mịn
- Thêm bột mù tạt đen vào sữa chua
- Ăn hỗn hợp trên mỗi ngày trước bữa sáng
Biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm đau với cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
6. Hành
Hành được biết đến với khả năng giảm kích thích thần kinh nên có thể giúp bạn giảm đau khi bị trĩ rất tốt.
- Thêm 3 thìa súp đường vào 1 thìa súp hành tím
- Thêm vào 3 muỗng lớn đường
- Ăn hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày.
Thường xuyên ăn hỗn hợp trên sẽ giúp bạn kiểm soát chảy máu do trĩ, giảm kích thích và sự khó chịu.
7. Nước cây phỉ
Đây là một biện pháp trị trĩ tự nhiên và an toàn cho nhiều người.
- Làm ướt mảnh vải trong nước lạnh và vắt khô
- Thêm nước cây phỉ lên mảnh vải đó
- Đặt trực tiếp vào vùng trĩ để giảm đau
- Bạn cũng có thể dùng nước cây phỉ bôi trực tiếp lên vùng trĩ hoặc rửa vùng hậu môn cũng giúp giảm sưng.
8. Ngâm trong chậu nước ấm
Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm sẽ giúp bạn giảm đau và khó chịu. Nên ngâm trong chậu tắm nhỏ và đổ nước ấm ngập hết vùng hậu môn. Bạn có thể ngâm nhiều lần mỗi ngày, 10 phút mỗi lần.
9. Gừng
Đây cũng là một gia vị thường thấy trong nhà bếp và có thể là cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi từ lâu.
- Lấy ít nước cốt gừng
- Trộn chung với một ít nước bạc hà và nước chanh thêm mật ong vào
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày.
Sử dụng hỗn hợp tự nhiên này mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau và giảm triệu chứng trĩ sau sinh.
10. Chườm đá
Chườm đá có thể giúp bạn giảm đau và viêm hiệu quả. Sau đây là một vài lưu ý khi bạn chườm đá:
- Dùng vải mềm để bọc đá lạnh lại chườm lên chỗ đau
- Bạn có thể nhúng bọc đá vào nước hạt phỉ trước khi chườm
- Xen kẽ chườm đá và ngâm bồn nước ấm để đạt hiệu quả hơn.
11. Củ cải đỏ và mật ong
Mật ong là một nguyên liệu phổ biến có thể sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Bạn cũng có thể điều trị trĩ bằng cách bôi mật ong trực tiếp lên nơi bị trĩ.
- Cho một ít mật ong trộn cùng một ít nước ép củ cải đỏ
- Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng bị trĩ
12. Tập Kegel
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển bằng cách tăng lượng máu chảy đến vùng hậu môn, từ đó cải thiện tuần hoàn máu tại vị trí này. Bệnh trĩ xảy ra có thể do lưu thông máu kém. Thực hiện bài tập Kegel, bạn sẽ giúp tăng cường máu đến khu vực đáy chậu, hỗ trợ tốt cho trĩ nội và ngăn chặn trĩ lan rộng ra.
Nếu sau khi đã thực hiện những cách điều trị bệnh trĩ, tình hình không cải thiện hoặc trở nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Lúc này, bạn không nên trì hoãn mà cần được dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp khác.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Đau chân ở mẹ bầu và 4 vấn đề thường gặp
- Đừng lo lắng quá khi bạn bị trĩ sau sinh
- 9 nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!