'Gậy gộc và đá tảng có thể làm gãy xương tôi nhưng lời nói thì chẳng thể làm tổn thương tôi' – đây là một thành ngữ của người Mỹ. Nhưng thực sự, một lời của cha mẹ cũng đủ sức khiến trẻ tổn thương sâu sắc. Trong những lúc cáu giận, thất vọng, chúng ta có xu hướng nói những điều về con cái hoặc liên quan tới con mà không nghĩ tới hậu quả.
Có một số câu nói có thể khiến trẻ phá lên cười. Và những câu khác, ít hài hước hơn, có thể làm trẻ khóc, hạ thấp bản ngã của trẻ và có nguy cơ phá hỏng cả mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ. Dù có thể phải nỗ lực nhiều hơn một chút, nhưng việc học cách kiềm chế bản thân và loại ra khỏi từ điển giao tiếp với con một số câu nói không-nên-nói sẽ thực sự có ích trong việc giáo dục trẻ.
Mong muốn kiểm soát việc làm bài tập của con hay chuyện chúng dọn dẹp phòng ngủ ra sao là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu bạn liên tục làm vậy, trẻ sẽ không bao giờ học được (hay muốn học được) cách tự làm.
Trẻ nên cảm thấy an toàn khi được thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình. Nói với con đừng khóc ám chỉ rằng khóc là xấu, là không nên dù trên thực tế, rơi nước mắt lại là một biện pháp tự vệ của cơ thể để đối phó với các tác động gây tổn thương.
Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy tồi tệ hơn khi cha mẹ nói với chúng rằng: 'Tại sao con lại không thể ngoan như em?', 'Tại sao con lại không thể chăm như bạn ấy?'… Thay vào đó, bạn nên nhìn nhận và trân trọng những thế mạnh khác biệt của con.
Có nhiều cách khác tốt hơn để nói cho con biết về thói quen ăn uống và tập thể dục thể thao, hơn là một lời đánh giá mang tính phán xét. Sự lựa chọn từ ngữ của bạn có thể tạo nên sự khác biệt giữa thái độ tự tin và tự ti ở trẻ.
Có 2 vấn đề ẩn chứa trong câu nói này. Thứ nhất, nó có vẻ khiến trẻ nghĩ rằng, mình không bị phạt ngay và do đó, sẽ tiếp tục hành vi xấu. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có bất cứ quyền kiểm soát nào đối với tình hình hiện tại.
Đối với chúng ta, một va quệt nhỏ không phải chuyện gì to tát. Nhưng đối với một đứa trẻ, nó có thể là trải nghiệm đau đớn nhất trên thế gian. Câu nói 'Không sao đâu!' sẽ khiến trẻ cảm giác như vết thương của mình không được bố mẹ quan tâm. Hãy hỏi han tận tình tới vết thương của trẻ, tuy nhiên cũng không nên 'chuyện bé xé ra to'.
Khi bạn hứa với con, bạn đang gây dựng lòng tin. Do đó, đối với những vấn đề lớn lao, bạn hãy sử dụng 'Mẹ sẽ cố gắng' thay vì khẳng định chắc chắn rằng: 'Mẹ hứa' với con.
Nếu bạn không muốn con gọi bạn bè là kẻ ngốc, bản thân bạn cũng không bao giờ nên dùng cụm từ đó. Chưa kể tới việc, câu nói này hàm ý quan hệ giữa bạn và chồng/vợ đang có vấn đề.
Nói như vậy với trẻ sẽ không giúp thay đổi thực tế là trẻ đang cảm thấy sợ hãi. Thay vào đó, hãy trò chuyện cùng trẻ về nỗi sợ rồi giúp chúng vượt qua.
Một lúc nào đó, con bạn có thể thốt lên rằng, bé ghét bạn. Nhưng phản ứng mà bạn nên có tuyệt đối không bao gồm hành động 'đáp trả' như trên. Ngược lại, bạn hãy đáp lại bé rằng: Dù bé thế nào, bạn cũng luôn yêu bé.
Đây là một câu cửa miệng mà chúng ta cần loại bỏ, cần chôn vùi thật sâu, vĩnh viễn. Không có lời giải thích cụ thể, mà chỉ đơn giản là buông ra câu nói trên, trẻ sẽ không thấy việc mình phải chấm dứt một hành động nào đó là xác đáng.
Mặc dù người lớn có thể hiểu rõ ý nghĩa thực sự trong câu nói này, với một đứa trẻ, bé lại có thể dịch thành: Bố/mẹ ghét con, ghét phải nuôi dạy con.
Không còn lời nào để diễn tả, một câu 'Im ngay' bạn dành cho con thể hiện thái độ thô lỗ, rất không nên có ở một người làm cha làm mẹ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!