Hãy cùng khám phá bí quyết vào bếp của những người phụ nữ thông minh và đảm đang để chăm sóc sức khỏe cho cả nhà tốt hơn bạn nhé!
Người phụ nữ nào cũng muốn chăm sóc gia đình bằng những bữa ăn ngon, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, đôi khi bạn cảm thấy chán nản với việc vào bếp. Những bí quyết cực kỳ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn “yêu” bếp hơn đấy!
1. Không nên để tất cả thực phẩm trong tủ lạnh
Nhiều người vẫn có thói quen cất tất cả thực phẩm trong tủ lạnh để bảo quản trái cây và rau củ tươi lâu hơn. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm. Theo nhiều nghiên cứu thì khoai tây, cà chua, chuối, và táo được lưu trữ tốt nhất ở nhiệt độ bình thường, không phải trong tủ lạnh.
2. Rã đông thịt trong tủ lạnh đúng cách
Nên làm tan lớp băng bám trên thịt trước khi chế biến bằng cách đặt miếng thịt trong một cái bát và để trong tủ lạnh cho đến khi lớp băng tan hoàn toàn. Lưu ý không ngâm thịt trong nước, đặc biệt là nước nóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng hoặc sản sinh vi khuẩn.
3. Không dùng máy xay để làm khoai tây nghiền
Dùng máy xay sinh tố làm khoai tây nghiền khiến cho lưỡi dao bị nhớt, khoai tây sẽ không hề nhuyễn mịn. Bạn nên thực hiện phương pháp nghiền truyền thống (giã bằng cối hoặc tán bằng muỗng) sẽ có món khoai tây hấp dẫn và kích thích vị giác hơn.
4. Không nên để sữa ở cửa tủ lạnh
Cửa tủ lạnh như một nơi hoàn hảo để lưu trữ sữa, nhưng trên thực tế, cửa tủ lạnh thường có nhiệt độ cao hơn một chút. Bên cạnh đó, việc mở cửa tủ lạnh thường xuyên khiến cửa tủ cũng dao động nhiệt độ liên tục làm rút ngắn hạn sử dụng của sữa.
5. Khuấy mì ống khi bắt đầu luộc
Luộc mì cũng cần bí quyết, một trong số đó là bạn nên khuấy mì ở vài phút đầu để mì không dính vào nhau và dính bám vào đáy chảo.
6. Không mở lò nướng trong khi nướng
Khi mở lò nướng, vô tình bạn đã làm giảm nhiệt độ lò và ảnh hưởng đến nhiệt độ của chiếc bánh đang nướng. Nên bật ánh sáng bên trong lò nếu bạn muốn kiểm tra bánh. Chỉ nên mở cửa lò vài phút trước khi bánh chín và khi bột đã nở phồng.
7. Bảo quản bánh mì trong tủ lạnh
Nếu sử dụng bánh ngay trong 1–2 ngày, bạn có thể cất bánh mì sandwich ở nơi khô mát như tủ lạnh. Bạn nên cột chặt túi để bánh không bị ẩm và ám mùi.
8. Sử dụng giấm thay vì thêm muối
Các món ăn sẽ có hương vị đa dạng và mặn mà hơn khi bạn sử dụng giấm hoặc nước cốt chanh thay cho muối. Lưu ý trong khi nấu phải để giấm bốc hơi hết.
9. Nấu trứng chiên trong lò vi sóng
Món trứng chiên trở nên đơn giản hơn nếu bạn nấu chúng trong lò vi sóng. Chỉ cần đập trứng vào một chiếc bát chịu nhiệt, rạch một vết nhỏ lên lòng đỏ trứng cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại, sau đó cho vào lò vi sóng trong 45 giây là bạn đã có ngay món ngon hoàn hảo.
10. Đánh lòng trắng trứng trong nhiệt độ ấm
Đánh bông lòng trắng trứng ở nhiệt độ phòng là bước rất quan trọng để làm ra nhiều loại bánh thơm ngon. Bên cạnh đó, bạn cần phải tách lòng trắng và lòng đỏ trứng một cách chính xác.
11. Chế biến lớp bánh pizza giòn hơn
Nếu bạn đang ấp ủ dự định làm bánh pizza ở nhà và muốn có lớp vỏ bánh vàng giòn thì nên làm thêm 1 trong 2 cách sau:
– Đặt bột vào lò khoảng 2–3 phút trước khi thêm gia vị trên đó.
– Đặt bột vào một chảo nóng, sau đó mới bắt đầu trang trí.
12. Sử dụng nhiều loại dao và thớt chuyên biệt
Bạn nên có ít nhất hai bộ dao và thớt trong nhà bếp: một bộ sử dụng cho thực phẩm tươi sống và bộ còn lại cho các loại thực phẩm không cần nấu chín.
13. Dùng nhiều dao cho các mục đích khác nhau
Bạn nên sử dụng nhiều loại dao trong nhà bếp. Số lượng dao hợp lý cho một căn bếp thường là 4 loại: dao của đầu bếp, dao sử dụng chế biến món ăn phổ biến, dao cắt rau, và dao cắt bánh mì.
14. Sử dụng loại chảo phù hợp cho các món ăn
Mỗi món ăn phù hợp với những loại chảo riêng. Chẳng hạn, bánh được chế biến tốt nhất trong một cái chảo nhỏ với có rìa và đáy mỏng, trong khi thịt nên được nấu chín trong một cái chảo có cạnh cao và đáy dày.
15. Chừa khoảng không trong lọ đựng thực phẩm
Chú ý không cho thực phẩm đầy đến miệng lọ, cần để lại một khoảng cách nhất định từ thực phẩm tới miệng lọ. Khoảng không gian đó giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn và cho phép thức ăn có độ giãn nở lên đến kích thước cần thiết. Tùy từng loại thực phẩm mà khoảng cách cũng khác nhau. Ví dụ: 0,5cm đối với mứt, 1cm với trái cây, cà chua, dưa món, các loại nước ướp thịt cá và tương ớt. Bạn có thể dùng dụng cụ đo để kiểm tra khoảng cách từ phần trên cùng của thực phẩm tới miệng lọ đã hợp lý chưa.
16. Nướng bánh theo công thức chuẩn
Bạn cần thực hiện đúng theo công thức chuẩn nếu muốn chiếc bánh ra lò hoàn hảo. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến việc cho bột vào từ từ, bơ quá nóng, nhiệt độ lò sai cũng có thể ảnh hưởng đến hình dạng và hương vị của bánh.
Không phải ai sinh ra cũng là đầu bếp giỏi, nhưng việc tích lũy mẹo vặt khi vào bếp sẽ giúp bạn thêm tự tin để chăm sóc gia đình của mình một cách tốt nhất. Đôi khi chỉ cần một vài bí quyết nhỏ này là chị em phụ nữ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi làm bếp đấy!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Lợi ích từ việc nấu ăn tại nhà
- Dạy con cùng vào bếp
- Mẹo nấu ăn tốt cho sức khỏe
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!