Không phải thực phẩm nào cũng làm đồ nhắm khi uống rượu, hoặc có những thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn khi bạn sử dụng nó cùng với 1 loại thuốc. Những thực phẩm dưới đây bạn cần nắm kĩ những điều 'kỵ' của chúng để có cách sử dụng hợp lý, tránh ảnh hưởng cho sức khỏe.
Những loại thức ăn hun khói và thức ăn có chứachất bảo quản có chứa nhiều sắc tố và chất Nitrosamine. Những chất này khi kết hợp với rượu không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho gan, họng, nó còn là mầm mống của ung thư.
Cà chua chứa a-xít tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt nếu kết hợp nước cà rốt ép và rượu thì tác hại lại càng nghiêm trọng hơn.
Các loại kẹo nói chung không phải món ăn thân thiện với rượu bia bởi chúng khiến bạn nôn nao, dễ say và khó kiểm soát bản thân hơn.
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Khi uống bia hoặc rượu, món khoai tây chiên sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo.
Chất phèn có trong giò, chả, bánh đúc, mứt bí đao… sẽ khiến cho bạn bị say nhanh hơn, đồng thời làm giảm tốc độ lưu thông máu và chậm lại quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Chính vì thế uống rượu cùng thức ăn có chứa phèn không tốt cho sức khỏe cơ thể.
Một số người có thói quen dùng một vài lát pho mát khi uống rượu để uống rượu lâu say. Điều này có thể đúng nhưng các sản phẩm từ sữa dễ gây cảm giác khó tiêu.
Một số nghiên cứu còn chỉ là các sản phẩm từ sữa kết hợp với đồ uống có cồn còn ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Một số nhà hàng thường phục vụ lạc hoặc hạt điều chiên để phục vụ các quý ông 'lai rai'.
Thực tế các loại hạt này không hề là món nên dùng kèm rượu bởi các loại hạt đều có lượng cholesterol cao, hương vị của chúng cũng có thể phá hỏng khẩu vị của bạn trước khi ăn các món chính.
Quế và thuốc chống đông máu warfarin: Quế chứa hàm lượng cao chất có tên coumarin có thể khiến máu loãng, nếu dùng nhiều có khả năng gây tổn thương gan, Bác sĩ Eric Newman từ Trung tâm Y tế TP Mercy ở TP Baltimore (Mỹ), nói. Vì vậy, không nên dùng quế trong thời gian dùng thuốc chống đông máu.
Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng 'đánh bại' những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Nước cam có chứa nhiều a-xít nên không nên kết hợp với thuốc chống a-xít có chứa nhôm. Theo các Bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường a-xít.
Rượu và acetaminophen (Paracetamol): Rượu sẽ làm tăng tác dụng của các men chuyển chất thuốc thành chất chuyển hóa Acetylbenzoguinoneimin, gây độc hại cho gan, thận.
Nói chung, không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong vòng 6 giờ trước và sau khi uống rượu.
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Nước ép táo và thuốc chống dị ứng: Hãy tránh nước ép táo, cam, bưởi trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc Allegra (fexofenadine) khi sốt mùa hè, chuyên gia Gullickson khuyên. Các loại nước này chứa một a-xít amin vận chuyển thuốc từ ruột vào máu. Kết quả, việc hấp thụ Allegra giảm tới 70%, giảm tác dụng chảy mũi và ngăn hắt hơi, Tiến sĩ Tom Wheeler nói.
Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
>>> Xem thêm: Thực phẩm bạn phải tuyệt đối tránh khi đến kì
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!