Không đứa trẻ nào sinh ra đã là thiên tài
Trong cuốn sách 'Thiên tài và sự giáo dục từ sớm', ông Kimura Kyuichi cũng nêu rõ quan điểm rằng 'Mỗi đứa trẻ sinh ra đã có 100 phần năng lực, nhưng nếu cứ để một cách tự nhiên thì có thể chỉ phát triển được 20, 30 phần. Nếu được giáo dục tốt có thể khi trưởng thành sẽ phát triển đến 60, 70 phần hay lý tưởng nhất là phát huy được 100 phần năng lực của mình. Nhưng năng lực của trẻ tồn tại theo quy tắc giảm dần. Có nghĩa là, thời điểm bắt đầu giáo dục trẻ càng muộn bao nhiêu thì khả năng phát huy năng lực sẵn có cũng giảm đi bấy nhiêu'.
Mọi người vẫn thường trầm trồ ngưỡng mộ thần đồng âm nhạc người Áo Mozart, 3 tuổi đã có thể biểu diễn piano hay J.S. Mill, nhà triết học, kinh tế học người Anh từ 3 tuổi cũng đã có thể đọc thành thạo những tác phẩm cổ điển bằng tiếng La-tinh. Thế nhưng, khi tìm hiểu kỹ về thời thơ ấu của Mozart và J.S.Mill mới thấy cha mẹ họ đều là những người áp dụng phương pháp nuôi dưỡng và giáo dục sớm ngay từ khi con mới chào đời.
Điều đó chứng minh rằng, 'thiên tài' không phải dựa vào yếu tố di truyền hay 'trời phú' như một số người vẫn nghĩ. Sự phát triển trí não và khả năng tư duy của trẻ phụ thuộc vào cách giáo dục, chăm sóc và đầu tư của bố mẹ trong những giai đoạn bình minh của sự nhận thức. Mà theo các nghiên cứu khoa học, đó chính là giai đoạn trẻ từ 0 - 2 tuổi.
Giai đoạn 2 năm đầu đời có ảnh hưởng đặc biệt tới sự phát triển nhận thức (Ảnh minh họa: Internet)
Phát huy tối đa năng lực trí não trẻ trong giai đoạn vàng từ 0 - 2 tuổi
Xét dưới góc độ khoa học thì nhận xét trên của các nhà giáo dục là hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ các nghiên cứu khoa học đã cho thấy mỗi đứa trẻ sinh ra đều có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nghĩa là mọi đứa trẻ khi vừa sinh ra đều có tiềm năng trí tuệ và cơ hội phát triển như nhau. Còn cơ hội để trẻ phát triển vượt trội lại nằm ở những năm tháng đầu tiên của cuộc đời khi mà phần lớn tính cách và năng lực của con người thực chất được hình thành ở giai đoạn 0- 2 tuổi. Thời điểm mà quá trình liên kết tế bào não diễn ra mạnh mẽ là vào khoảng tuần thứ 10 sau sinh và phát triển 'vũ bão' trong 2 năm đầu đời, trong khi đó bí mật của trí thông minh lại nằm ở khả năng liên kết của các tế bào não.
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc…và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. TS Tâm lý Nguyễn Minh Anh, người có nhiều nghiên cứu về đề tài tâm lý học trẻ em của Bộ giáo dục và Đào tạo cho biết: 'Phương pháp nuôi dưỡng đúng cách dành cho trẻ trong 2 năm đầu đời chính là tập trung vào việc nuôi dưỡng trí não đúng cách cho trẻ. Theo đó, trẻ cần lớn lên với một chế độ dinh dưỡng thông minh cùng những tác động thông minh ngay từ khi chào đời'.
Một chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng cân đối, đầy đủ với với hàm lượng DHA đúng theo khuyến cáo của FAO/WHO là 17mg/100kcal đã được nghiên cứu cho thấy sẽ giúp trí não trẻ phát triển tốt hơn. Còn những tác động thông minh, chính là khoảng thời gian vui chơi hợp lý với những trò chơi bổ ích mà cha mẹ mang đến cho trẻ sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển 4 khía cạnh chính của não bộ.
Kết luận
Hầu hết mọi người đều cho rằng: 'Thiên tài là những đứa trẻ từ khi mới sinh ra đã vượt trội hơn người thường'. Thế nhưng, sau khi đi sâu vào tìm hiểu, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi đến một kết luận trái ngược với quan niệm trên: Không ai là thiên tài từ khi mới sinh ra. Tài năng xuất chúng của các thiên tài là kết quả của việc họ được nuôi dạy khoa học ngay từ khi còn ấu thơ, đặc biệt là trong 2 năm đầu đời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!