Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin (B1, B6, A, D, K), chất khoáng (sắt, kẽm, i ốt...) tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thời điểm nào đưa trứng vào thực đơn cho bé và cách sử dụng hiệu quả nguồn thực phẩm này vẫn là một đề tài được nhiều mẹ tranh luận. Bởi bên cạnh các dưỡng chất, trứng cũng là nguyên nhân gây dị ứng ở một số trẻ. Dưới đây là chia sẻ của Dr. Henna, blogger người Ấn Độ về cách sử dụng trứng trong bữa ăn của bé một cách an toàn.
Khi nào cho bé ăn trứng?
Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu cho bé ăn trứng nhưng có thể xếp thành hai nhóm: Một nhóm cho rằng mẹ có thể thêm trứng vào các món ăn dặm ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi và nhóm còn lại tỏ ra dè dặt hơn thì chỉ cho con ăn trứng sau một tuổi. Các bà mẹ thuộc nhóm thứ hai tin rằng, ở thời điểm đó, bé sẽ ít bị dị ứng hơn.
Tuy vậy, trên thực tế chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc trì hoãn một loại thực phẩm nào đó (với bé từ 6 tháng tuổi) có thể làm giảm nguy cơ dị ứng. Từ kinh nghiệm thực tế, Henna khuyên các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có quyết định chính xác. Với các con của mình, Henna cho con bắt đầu làm quen với món trứng từ sau khi bé 8 tháng tuổi. Ban đầu, cô chỉ cho bé ăn lòng đỏ và một tháng sau đó, khi nhận thấy con không có phản ứng bất thường nào thì cô cho bé ăn cả lòng trắng.
Mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ ăn trứng vì dễ dây dị ứng (Ảnh: Internet)
Số lượng như thế nào là đủ?
Khi bắt đầu cho con làm quen với món trứng, mẹ chỉ nên cho bé ăn một thìa nhỏ (thìa cà phê) lòng đỏ trứng luộc. Sau đó, mẹ tăng dần dần từng chút một và tối đa không quá một quả trứng mỗi ngày.
Lưu ý gì khi chế biến món trứng?
Mẹ cần đảm bảo rằng món trứng được nấu chín và không bao giờ cho bé ăn trứng chín tái (lòng đào) bởi nó có thể chứa vi khuẩn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.
Nhận biết trẻ bị dị ứng trứng như thế nào?
Sau khi ăn trứng, nếu bé có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Khó chịu và quấy khóc (vì đau bụng).
- Phát ban.
- Chảy nước mũi hoặc đau họng (ho nhiều).
- Khó thở.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!