Trẻ nhỏ rất gắn bó với bố mẹ và muốn được ở bên bố mẹ nhiều nhất có thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bị stress cao ở trường học và trường mẫu giáo có nguyên nhân vì sự xa cách với cha mẹ của chúng - điều này cũng tác động tiêu cực đến não bộ trẻ. Tuy nhiên, tình hình này có thể được cải thiện nếu các bậc phụ huynh biết phải làm gì.
Nhà tâm lý học lâm sàng Deborah MacNamara đã nói về tầm quan trọng của sự gắn bó giữa cha mẹ, người thân với một đứa trẻ. Điều này là cực kỳ cần thiết để định hình tính cách của trẻ. Deborah đưa ra 3 quy tắc đơn giản giúp trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương khi bố mẹ không ở cạnh bên chúng.
1. Thu hút sự chú ý của trẻ
Tập trung là một cách mà Deborah đề cập đến nhằm tăng sự gắn bó giữa bố mẹ với con cái. Với điều này, bạn có thể đem đến cho trẻ một sự kết nối ấm áp. Để thực hiện điều này, bạn cần giao tiếp với con bằng ánh mắt và đến gần con. Hoặc tiền lại gần con, tham gia trò chơi mà con đang chơi, hỏi han con về một ngày của chúng diễn ra như thế nào... Theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ ấm áp, gần gũi, có ý nghĩa với con hơn.
2. Xây dựng vòng tròn giao tiếp của trẻ
Cha mẹ không thể dành 100% thời gian của mình để ở bên con cái. Thay vào đó, cha mẹ có thể tạo dựng một vòng tròn bạn bè xung quanh con - thứ gián tiếp giúp phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ với con mình. Điều này có nghĩa là bạn xây dựng những mối quan hệ đáng tin cậy giữa con bạn với những người bạn tin tưởng có thể giao phó con cho họ.
Nhút nhát là bản năng tự nhiên của trẻ nên đôi khi, trẻ sẽ không sẵn sàng mở lòng với việc xây dựng các mối quan hệ với những người không gắn bó với chúng. Vì vậy, cách để vượt qua trở ngại này là sự giới thiếu thân thiện và ấm áp - nó giúp trẻ kích hoạt chế độ 'tình bạn' với người đối diện. Cách thức giới thiệu có thể thực hiện như sau:
- Chủ động: Cha mẹ nên giới thiệu con với những người mà bạn muốn con gần gũi hơn. Điều này giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ chấp nhận mối quan hệ này và đồng thời cha mẹ có thể duy trì vai trò chính của họ với trẻ.
- Tìm điểm tương đồng: Cách khác để một đứa trẻ cảm thấy sự kết nối với người khác là thông qua những điểm chung. Để thực hiện điều này, cha mẹ có thể đề cập đến ngoại hình, sở thích, trải nghiệm hoặc điều lo lắng chung của trẻ với người đối diện.
- Duy trì cảm giác tin cậy và sự giao tiếp giữa những người lớn: Trẻ em có xu hướng bắt chước thái độ của cha mẹ đối với người lớn khác. Khi một đứa trẻ thấy rằng cha mẹ mình tự tin và hành động đẹp lúc giao tiếp thì đứa trẻ có thể sẽ làm như vậy lúc tương tác với người khác.
- Duy trì hệ thống phân cấp những người xung quanh: Cho dù vòng tròn giao tiếp của một đứa trẻ rộng lớn như thế nào, cha mẹ luôn phải giữ vai trò chủ đạo. Để làm được điều đó, các bậc cha mẹ nên rõ ràng khi giải thích cho con cái những người mà con nên tiếp cận nếu cần giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
- Tạo thói quen và tăng cường sự kết nối: Đây là cách làm cho môi trường xung quanh an toàn và dễ hiểu hơn đối với một đứa trẻ; đồng thời giúp trẻ cảm thấy tự tin. Ví dụ, nếu bạn luôn thực hiện một hành động hàng ngày khi rời khỏi nhà và đón con từ trường, nó sẽ giúp duy trì thái độ tốt của con với môi trường nói chung, với giáo viên nói riêng. Đó có thể là một lời chào, những cái ôm, một nụ hôn hoặc một cuộc trò chuyện về các kế hoạch buổi tối.
3. Tạo sự kết nối giữa bạn với trẻ khi ở xa nhau
Trẻ luôn cảm thấy khó khăn khi phải chia tay với cha mẹ mình, đặc biệt với những em bé dưới 6 tuổi. Nếu bạn phải tạm xa con, bạn có thể giao phó bé cho một người khác có trách nhiệm và cố gắng 'bắc cầu' khoảng cách giữa 2 người. Đó có thể là một hình ảnh, chữ cái, cuộc gọi video, một món đồ chơi có mùi của bạn hoặc bất cứ điều gì khiến con liên kết với bạn.
Hãy nói cho con về kế hoạch tương lai sau khi bạn trở về, ví dụ như đi thăm vườn thú, sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua quãng thời gian xa cách.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!