Chuyên gia dinh dưỡng Ellen Manos cho biết các bệnh liên quan đến trọng lượng cơ thể có thể chính là lý do khiến bạn không thể giảm cân.
Giảm cân có thể là một thử thách lớn, nhưng hoàn toàn là điều có thể đạt được. Tuy nhiên, nếu bạn đang kiểm soát tốt chế độ ăn uống và tập luyện mà vẫn không thấy kết quả tích cực, hãy đi khám bác sĩ để xem mình có bị mắc một trong những bệnh dưới đây không. Chuyên gia dinh dưỡng Ellen Manos cho biết các bệnh liên quan đến trọng lượng cơ thể này thường phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.
Bệnh tật gây nên nhiều điều tiêu cực cho cuộc sống (ảnh: internet)
1. Căng thẳng và trầm cảm mãn tính
Các tuyến thượng thận đối phó với stress mãn tính (trạng thái lo âu liên tục, kéo dài trong một khoảng thời gian vài tháng, thường là hậu quả của những cú sốc tâm lý) bằng cách tăng cường sản xuất cortisol, hay còn gọi là hormone stress. 'Nếu các tuyến thượng thận của bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu bất thường', chuyên gia Manos cho biết. Những đe dọa đối với các tuyến thượng thận có thể dẫn đến suy yếu sự trao đổi chất trong cơ thể.
Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Ohio cho thấy những phụ nữ đã trải qua một tác nhân gây stress trong vòng 24 giờ sau khi tiêu thụ 930 calo và 60 gram chất béo sẽ giảm đốt cháy calo (khoảng 104 calo) so với những phụ nữ không gặp phải tác nhân gây stress. Như vậy, stress có thể gây ra tăng cân tới 5 kg mỗi năm ở phụ nữ.
Để khắc phục những vấn đề căng thẳng mãn tính, chuyên gia Manos khuyên: 'Bạn phải tìm hiểu xem là thực chất lý do nào đang gây ra những căng thẳng trên và từ đó tích cực thay đổi lối sống để làm cho cuộc sống của bạn thư giãn hơn'. Manos cũng gợi ý các hoạt động bao gồm tập thể dục và thiền định.
Chứng trầm cảm có có nhiều biểu hiện khác nhau, một trong số đó là một sự thay đổi về khẩu vị. Chuyên gia Manos cho biết: 'Một số người bị trầm cảm không có năng lượng để làm bất cứ điều gì và chỉ muốn ăn cho thoải mái'. Hãy nhớ các bác sĩ là những người có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất để điều trị tình trạng này của bạn.
2. Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể làm rối loạn việc sản xuất thyroxine (T-4) và triiodothyronine (T-3), những kích thích tố hỗ trợ sự trao đổi chất. 'Nó thường sẽ tìm đến bạn khi bạn gặp căng thẳng, thường là những căng thẳng về mặt thể chất, khi mà cơ thể đang có những thay đổi', chuyên gia Manos cho biết. Tình trạng này thường liên quan đến thời kỳ dậy thì hoặc mãn kinh (nhưng không phải luôn gặp). Các triệu chứng có thể bao gồm tình trạng trì trệ của cơ thể, tăng cân không rõ nguyên nhân và núm vú bị chảy dịch.
Các tuyến giáp, nằm ở giữa cổ, hoạt động với vùng dưới đồi (hypothalamus) và tuyến yên để hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể. Chẩn đoán suy tuyến giáp bao gồm việc kiểm tra tuyến giáp và một loạt các xét nghiệm máu. Điều trị suy tuyến giáp thường sử dụng hormone levothyroxine hàng ngày, nhằm đảo ngược các triệu chứng như mệt mỏi mãn tính, cholesterol cao, và tăng cân.
3. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là khi bệnh nhân có u nang lành tính trên buồng trứng, thường là kết quả của một sự mất cân bằng hoóc-mône trong máu. Bệnh nhân bị PCOS có nồng độ hoóc-môn 'nam' (progesterone và testosterone) cao, ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và có thể gây ra mụn trứng cá, tăng mọc lông, tóc và cả bệnh béo phì.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa lâm sàng, PCOS có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2, thúc đẩy tăng cân, hoặc khiến bạn khó giảm cân (những phụ nữ dáng mảnh mai cũng có thể bị PCOS). Nhưng bằng cách giải quyết cân nặng của mình (sử dụng hoặc không sử dụng thuốc), bạn có thể giảm bớt các triệu chứng PCOS, và giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường.
4. Tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng đề kháng với insulin, do đó ảnh hưởng tới sự chuyển hoá glucose trong cơ thể. 'Bạn không thể tập trung vì lượng đường trong máu tăng vọt', Manos nói. Triệu chứng cũng có thể bao gồm việc cơ thể luôn cảm thấy khát hoặc đói do phải hoạt động nhiều để xử lý và loại bỏ glucose.
Trước khi phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn có thể trải qua hội chứng đề kháng insulin hay tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, bạn có thể đảo ngược xu hướng bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên, và một điều rất quan trọng là phải xét nghiệm đường huyết càng sớm càng tốt để có thể đánh giá đúng tình hình và điều trị.
>> Xem thêm: Những loại trang phục gây hại cho sức khỏe
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!