Làn da mịn màng, trắng trẻo của trẻ bỗng nhiên trở nên khô ráp, bong tróc, nứt nẻ đặc biệt là ở chân khiến các bà mẹvô cùng lo lắng. Nguyên nhân là do đâu và làm gì khi trẻ bị bong da chân? Liệu trẻ bị bong da chân có nguy hiểm không? Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc cho phụ huynh qua bài viết sau đây.
Bong da chân là bệnh gì?
Bong da chân là chứng làn da bị khô, tróc vẩy, nứt và bong ra từng mảng mỗi ngày, thường là ở dưới bàn chân.
Bong da chân có thể xảy ra ở bất kì người nào, trẻ em, người lớn và người già.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bong da chân và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.
Trẻ bị bong da chân cần phải được khám và điều trị sớm, vì rất có thể bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó chữa trị.
Nguyên nhân trẻ bị bong da chân
Do dị ứng
Viêm da dị ứng (eczema).
Viêm da tiếp xúc (tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn như nước hoa, cây thường xuân, và xà phòng).
Dị ứng với thuốc.
Do lây nhiễm
Nhiễm nấm.
Nhiễm trùng huyết do não mô cầu ( viêm màng não-Meningococcemia).
Bệnh sởi.
Bạch cầu đơn nhân.
Chứng hồng chẩn.
Nhiễm khuẩn tụ cầu.
Nhiễm vi rút.
Do bệnh
Bệnh Kawasaki (chủ yếu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh) là bệnh mà cơ thể tự miễn dịch gây ra bong tróc ở chân tay.
Bệnh vẩy nến.
Bệnh bạch cầu cấp tính.
Suy tuyến giáp.
Ung thư máu (T-cell lymphoma, nhưng hiếm gặp ở trẻ em).
Hội chứng Stevens-Johnson.
Hội chứng sốc nhiễm độc.
Một số nguyên nhân khác
Gen di truyền, rối loạn di truyền.
Do cơ địa, người có làn da khô.
Xà phòng và các chất tẩy rửa làm khô da.
Côn trùng cắn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Thiếu vitamin.
Nhiễm độc.
Điều trị ung thư.
Da bị tổn thương, kích ứng mạnh (ví dụ như bỏng, da bị hoại tử,...).
Có vấn đề về lưu thông máu (đi, đứng trong nhiều giờ; đeo giầy thường xuyên,...).
Cháy nắng.
Trẻ bị bong da chân có thể dẫn tới biến chứng gì? Có nguy hiểm không?
Bong da chân nhẹ thường không gây nguy hiểm cho trẻ mà sẽ chỉ gây ra cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, tuy nhiên có nhiều trường hợp trở nên nghiêm trọng hơn như:
Làn da bị nứt, hở, loét; gây đau và chảy máu.
Nhiễm trùng lây lan.
Viêm mô tế bào.
Sẹo hoặc thay đổi vĩnh viễn cấu trúc làn da.
Đổi màu da.
Ung thư da (hiếm gặp ở trẻ em).
Viêm da thần kinh bì.
Cách chữa bong da chân cho trẻ mẹ cần biết!
Trước khi chữa trị bong da chân cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh. Khi thấy trẻ bị bong da chân bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Tránh cho trẻ sử dụng những loại xà phòng, chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh.
Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại lá cây, thảo dược trong khi tắm.
Tránh kì mạnh khi tắm rửa, vệ sinh cho trẻ. Nên massage bằng tinh dầu (như ô liu) để giữ ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.
Vệ sinh sạch sẽ bàn chân: lau mồ hôi chân, rửa nước sạch cho bé thường xuyên.
Tránh để trẻ đi chân trần ngoài đường nắng, những khu vực mất vệ sinh,...
Lựa chọn tất và giầy phù hợp; vệ sinh sạch sẽ chúng trước khi sử dụng cho trẻ.
Sử dụng một số loại bột rắc vào trong giày cho trẻ để giảm độ ẩm.
Bôi một số loại thuốc, kem lên chân nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc dùng thuốc uống như fluconazole, itraconazole.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bé có sức đề kháng tốt.
Trẻ bị bong da chân tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phải được điều trị dứt điểm và lâu dài. Rất nhiều trường hợp vẫn không khỏi mà trở thành một phần quen thuộc trên cơ thể, trở thành nỗi ám ảnh và theo trẻ tới khi trưởng thành gây nên sự mặc cảm, mất tự tin. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bé yêu.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Trương Thủy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!