4 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư thực quản: Nên lưu ý kiểm tra định kỳ!
Nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt, tuổi thọ cao, hãy chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và nên coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn.
Càng yêu quý cuộc sống bao nhiêu, càng phải nâng cao việc chăm sóc sức khỏe bấy nhiêu thông qua việc thường xuyên tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe một cách đa dạng.
Trong bài viết này, các bác sĩ chuyên ung thư trên Kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) gửi tới bạn lời cảnh báo về 4 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản. Bạn nên xem mình có nằm ngoài nhóm này hay không. Nếu không thì nên lên lịch thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện nguy cơ sớm.
Ung thư thực quản là một khối u ác tính phổ biến của hệ thống tiêu hóa, và nó là một trong những khối u ác tính gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người. Đa số người bị phát hiện ung thư đều ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối với tỷ lệ tương đối cao nên hiệu quả điều trị tổng thể là không khả quan, thậm chí khó có cơ hội điều trị khỏi.
Do đó, làm thế nào để phát hiện sớm ung thư thực quản hoặc giảm sự xuất hiện của ung thư thực quản là chìa khóa để cải thiện sức khỏe của con người.
Lưu ý rằng 4 nhóm người này là những người có nguy cơ cao bị ung thư thực quản!
1. Những người hút thuốc và uống rượu
Rượu và thuốc lá đã được xác định là yếu tố gây ung thư rõ ràng, và những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp đôi so với những người không hút thuốc, chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy so với ung thư biểu mô tuyến.
Tỷ lệ mắc ung thư tế bào ở người uống rượu cao gấp từ 7-50 lần so với nhóm không uống rượu.
Ví dụ, những người hút thuốc và uống rượu cùng một lúc có nguy cơ phát triển ung thư thực quản càng cao.
Trong trường hợp không điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu, ung thư biểu mô tế bào vảy có thời gian tồn tại lâu hơn ung thư biểu mô tuyến.
Với việc áp dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu, tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến đã được cải thiện rất nhiều, và việc điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy hiện vẫn đang bị hạn chế.
2, Những người có thói quen ăn uống quá nóng (nhiệt độ cao)
Chức năng của thực quản giống như một đường ống để vận chuyển thức ăn, thực phẩm xuống dạ dày, vì vậy chúng thường bị cọ xát, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Như chúng ta đã biết, cấu trúc bề mặt của thực quản là một lớp biểu mô có vảy chống mòn và không thể có khả năng phản kháng hay tự vệ trước những loại thực ăn khô, cứng, sắc…
Khi nhiệt độ thực phẩm gần 37 ° C, biểu mô thực quản về cơ bản không bị tác động và ít có phản ứng nhạy cảm. Khi nhiệt độ của thực phẩm là 40-50 độ, nó sẽ cảm thấy ấm và đang trong khả năng chịu được.
Nhưng khi thức ăn mà chúng ta ăn vào có nhiệt độ quá 60 độ, niêm mạc thực quản sẽ bị tấn công giống như bị bỏng, từ đó phải chịu những tổn thương.
Những người có thói quen ăn uống nóng (ăn cơm canh nóng, uống trà nóng…) thì việc ăn thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ làm cho thực quản bị tổn thương, rất khó có đủ thời gian để cơ thể tự chống tại và chữa lành vết thương. Niêm mạc bị tấn công đến mức hư hỏng trong thời gian dài sẽ dễ bị ung thư.
3. Những người thích ăn quá nhiều thức ăn được muối mặn
Theo các kết quả khảo sát về tình trạng ung thư cho thấy, trong các khu vực có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao, hàm lượng nitrit trong thực phẩm và nước uống ở những khu vực này cao hơn đáng kể so với các khu vực khác.
Nitrite từng được các nhà khoa học cảnh báo là một chất gây ung thư đáng chú ý. Một số thực phẩm được bảo quản có chứa hàm lượng nitrite cao, vì vậy tiêu thụ thực phẩm dạng chế biến với hình thức muối mặn thường xuyên và được bảo quản lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Cũng cần lưu ý rằng, ngay cả khi các thực phẩm tươi sống không ăn hết kịp thời, bảo quản lâu dài tự nhiên thì hàm lượng amin nitrite cũng sẽ tăng cao lên theo thời gian. Do đó, bạn nên tạo cho mình thói quen lựa chọn ăn những thực phẩm tươi, mới. Hạn chế thức ăn bảo quản.
4, Những người có tiền sử gia đình bị ung thư thực quản
Tỷ lệ mắc ung thư thực quản thường biểu hiện bằng tập hợp gia đình, điều đó có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình có người từng mắc ung thư thực quản dễ bị ung thư thực quản hơn so với nhóm dân số bình thường nói chung.
Ngoài các yếu tố trên, vệ sinh răng miệng kém và nhiễm HIV cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.
Do đó, nếu bạn muốn kiểm tra xem bạn có mắc bệnh này hay không, bạn phải đến bệnh viện để thực hiện việc khám tổng quát và kiểm tra bằng hình thức xét nghiệm hoặc thông qua các thiết bị.
Các chương trình sàng lọc chủ yếu được thực hiện bằng nội soi, và nội soi và sinh thiết bệnh lý là tiêu chí để chẩn đoán sớm ung thư thực quản.
Đừng chần chừ trong việc chăm sóc sức khỏe, đồng thời cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để chăm sóc đúng và đi khám kịp thời khi có những dấu hiệu nghi ngờ.
*Nguồn: BS Gia đình (TQ)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!