Dưới đây là 4 vật dụng nhà bếp nhưng lại tiềm ẩn cực nguy hiểm ngay cả những người nấu ăn có ý thức về an toàn đều có thể vô tình bỏ qua:
1. Miếng bọt biển
Miếng bọt biển nhà bếp là một trong những dụng cụ được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp để cọ rửa bát đĩa và bề mặt.
Tuy nhiên, công cụ hữu ích và lý tưởng này lại có thể trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất đối với sức khỏe của bạn khi nó không được sử dụng đúng cách.
Chức năng chính của miếng bọt biển là loại bỏ lượng thực phẩm dư thừa còn lại trên bát đĩa sau mỗi bữa ăn. Trong quá trình dọn dẹp, phần lớn các thực phẩm này đều bám dính trên miếng bọt biển và khi kết hợp với môi trường ẩm, nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt nếu miếng bọt biển vẫn còn bị ướt từ lần sử dụng này đến lần sử dụng khác.
Các vi khuẩn như E. coli, Staphylococcus aureus và Salmonella có thể sống sót trong bọt biển hàng giờ đồng hồ thậm chí hàng ngày chỉ sau một lần tiếp xúc duy nhất. Vì lý do này, bạn cần thường xuyên khử trùng miếng bọt biển chứ không phải chỉ đơn thuần sử dụng xà phòng thông thường để làm sạch nó.
Theo Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư lâm sàng về vi trùng học và bệnh lý học tại Đại học New York, nói: "Vật bám bẩn nhiều nhất có trong nhà của bạn chính là miếng bọt biển nhỏ bé mà bạn hay sử dụng để rửa chén, bát, nó thậm chí còn bẩn hơn cả bệt vệ sinh hay là thùng rác".
Miếng bọt biển có rất nhiều lỗ nhỏ giúp loại bỏ, làm sạch thức ăn thừa trên bát đĩa đồng thời nó giữ lại luôn các chất bẩn và vi sinh vật có hại xuất hiện trong quá trình làm sạch.
Cách tốt nhất để tránh bệnh tật từ một miếng bọt biển có đủ các loại vi khuẩn đó là khử trùng. Nghe có vẻ hơi nghịch lý nếu bạn lại phải đi lau chùi đồ dùng dùng để lau dọn nhưng sự thật điều này là điều vô cùng cần thiết và là một cách hiệu quả để loại bỏ các vi sinh vật.
Trong một nghiên cứu do Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Hoa Kỳ (ARS) thực hiện năm 2007, một số thí nghiệm đã được tiến hành để xác định xem cách nào hiệu quả nhất để loại bỏ được các mầm bệnh tích tụ trên bọt biển.
Điều đầu tiên họ làm là lau chùi bọt biển trong phòng có chứa thịt bò để cung cấp vi khuẩn cần thiết cho nghiên cứu. Bạn có thể khử trùng miếng bọt biển nhà bếp bằng những cách sau:
- Ngâm 3 phút trong dung dịch thuốc tẩy 10%.
- Ngâm trong nước chanh trong 1 phút.
- Đặt trong lò vi sóng trong 1 phút.
- Đặt trong máy rửa chén trong suốt chu trình sấy.
- Ngâm bọt biển trong nước tẩy hoặc nước chanh có thể làm giảm hàm lượng vi khuẩn từ 37% tới 87%.
- Sưởi miếng bọt biển trong lò vi sóng đã loại bỏ 99,9% các vi sinh vật. Kết quả tương tự ở phương pháp đặt trong máy rửa chén, bát.
Để khử trùng trong lò vi sóng, rửa sạch miếng bọt biển bằng nước sạch rồi tăng nhiệt độ của lò vi sóng lên cao trong 2 phút.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các mẹo sau:
- Làm sạch miếng bọt biển sau mỗi lần sử dụng.
- Dùng luân phiên 2 miếng bọt biển để bạn luôn có một cái sạch để sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra miếng bọt biển và cố gắng loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn lại sau khi rửa chén.
- Hãy để miếng bọt biển khô sau mỗi lần sử dụng để tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
- Nếu đồ dùng hoặc món ăn có mỡ từ mỡ động vật, trước tiên hãy làm sạch bằng khăn giấy trước khi sử dụng miếng bọt biển.
2. Khăn lau bát đĩa bỏ lại gần vị trí bếp đun
Hầu hết các đám cháy xảy ra trong nhà đều có nguyên nhân bắt đầu từ trong nhà bếp. Nhiều đám cháy bắt đầu bởi những thứ còn sót lại trên bề mặt bếp.
Hội đồng An toàn Gia đình khuyến cáo tất cả mọi người nên để những vật dụng dễ bắt lửa cách xa bếp gas hay các thiết bị đun nấu ít nhất 1mét.
Mặc áo dài tay hoặc áo quá rộng, đặc biệt là những chiếc áo làm bằng chất tổng hợp dễ cháy, có thể dễ dàng bắt lửa của bếp gas. Nhiều người lớn tuổi đã bỏ qua mối nguy hiểm mà không nhận ra rằng họ có thể gặp nguy hiểm liên quan đến cháy nổ trong khi đun nấu. Túi giấy và túi nhựa hoặc bọc nilon là các chất dễ cháy phổ biến, bạn cũng nên lưu ý cất những đồ dễ cháy này đi chỗ khác.
3. Dầu, mỡ tích tụ trong quá trình nấu nướng lâu ngày không lau dọn
Dầu, bơ, mỡ nhỏ giọt, tích tụ trên bếp hoặc còn ở mặt đáy chảo từ lần nấu ăn trước có thể dễ gây cháy, hỏa hoạn trong quá trình sử dụng sau này.
Cách tiếp cận an toàn nhất là luôn luôn lau giọt dầu mỡ bị đổ, bắn xung quanh khu vực bếp đun. Kiểm tra đáy chảo, xoong nồi trước khi đặt chúng vào bếp.
4. Dây dẫn điện, ổ điện
Nhà bếp thường chứa rất nhiều đồ gia dụng như lò vi sóng, lò nướng bánh mỳ, máy xay cà phê, máy xay cà phê và nhiều đồ vật khác hơn bất kỳ phòng nào khác trong nhà. Và bạn biết đấy, để tất cả các máy có thể hoạt động, sử dụng được thì bạn cần nhiều ổ cắm, dây nối,... Thật không may, các dây dẫn lại có thể gây ra một số trường hợp rất nguy hiểm với người sử dụng nếu họ không cẩn thận.
Những dây nối, ổ cắm, phích cắm có thể bị ẩm và chúng bị vứt trên nhà bếp hay trên bề mặt bếp, bạn không để ý tới, bạn cắm vào ổ điện, dẫn đến tình trạng điện bị chập gây cháy nổ.
Để an toàn hơn hết, bạn nên rút phích cắm thiết bị sau mỗi lần sử dụng rồi cất chúng gọn gàng, để nơi cao ráo, tránh bị ẩm ướt.
(Tổng hợp: Caring/Steptohealth)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!