Bệnh gout hiện nay không còn xa lạ đối với nhiều người. Những trường hợp bị gout chủ yếu là do nguyên phát, một vài trường hợp do các bệnh khác gây ra. Việc phát hiện bệnh gout chủ yếu dựa vào các triệu chứng và các xét nghiệm. 4 xét nghiệm nào để phát hiện bệnh gout? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Gout là gì?
Bệnh gout tên tiếng việt là Thống phong, tên tiếng anh là Gout, được hình thành do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất được gọi là nhân purin. Nhân purin có trong tất cả các mô cơ thể. Các chất này cũng có nhiều trong thịt bò, nội tạng động vật, hải sản...
Triệu chứng của bệnh gout như thế nào?
Giai đoạn đầu của gout
Người bệnh thường có biểu hiện đau đến mức không chịu ổi vào ban đêm, kéo dài vài tiếng ở các khớp chân, khớp tay.
Sau những cơn đau , người bị gout sẽ bong tróc da hay ngứa, đau ở xung quanh khớp. Hầu hết phần da quanh khớp này thường bị đỏ tím như nhiễm trùng.
Người bệnh có triệu chứng sốt, lạnh run và khó khăn trong vận động cơ thể.
Nhiều hạt tophi nổi trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay ở vành tai.
Giai đoạn muộn của gout
Cơn đau thường xuyên diễn ra hơn, kéo dài và xảy ra ở nhiều khớp.
Viêm ở nhiều khớp tay chân có thể xuất hiện các khối u xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, bàn chân, mắt cá chân...
Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối....
4 xét nghiệm cần thiết để phát hiện gout
Phát hiện gout ngoài dựa vào triệu chứng thì xét nghiệm chính là cách để bác sĩ kết luận bạn có bị gout hay không?
1. Xét nghiệm acid uric (AU) máu để phát hiện bệnh gout
Xét nghiệm acid uric máu là quan trọng nhất đối với người bệnh. Trong xét nghiệm máu bạn sẽ được kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Trường hợp là nam giới, chỉ số AU trên 7.0mg/l còn nữ giới là trên 6.0mg/l thì khả năng mắc gout của bạn khá cao.
Đối với từng người, bác sĩ dựa vào chỉ số AU chính xác để đưa ra những chẩn đoán khác nhau và hướng dẫn bạn cách trị bệnh gout. Nhiều trường hợp đi xét nghiệm AU lần đầu tiên ở mức bình thường thì cũng cần phải chú ý. Bởi theo thống kê khoảng 40% người bệnh bị đau gout cấp tính có chỉ số AU bình thường trong lần xét nghiệm đầu tiên. Bạn nên tiến hành xét nghiệm AU trong vài ngày liên tiếp, nếu chỉ số này không thay đổi thì bạn cũng cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị trước. Bởi chính bạn cũng thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ bị gout hỏi thăm.
2. Xét nghiệm AU niệu 24 giờ
Nhiều người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc gout thì sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm xét nghiệm này để theo dõi tình trạng bài tiết acid uric đường tiểu, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
3. Phát hiện gout khi xét nghiệm dịch khớp
Bệnh gout liên quan trực tiếp tới xương khớp. Vì vậy, xét nghiệm dịch khớp là điều tất yếu cần làm. Xét nghiệm dịch khớp sẽ giúp bạn phát hiện các khớp đã bị viêm chưa hoặc khớp chứa quá nhiều tế bào bạch cầu. Nếu tìm thấy trong khớp các tinh thể muối urat thì có thể xác định được chính xác bệnh gout.
4. Xét nghiệm chức năng thận để biết mình bị gout hay không?
Người bị gout thường có biến chứng về thận. Việc kiểm tra những tổn thương ở thận sẽ giúp bạn đánh giá được thời gian mắc bệnh sớm hay muộn, mức độ bệnh đang ở giai đoạn này.
Những chỉ số ure, creatinin, protein niệu, tế bào niệu, siêu âm thận là thông tin quan trọng để theo dõi diễn biến của bệnh và từ đó có hướng điều trị cụ thể.
Một số xét nghiệm khác kèm theo như:
- Xét nghiệm lượng bạch cầu tăng hay giảm
- Chụp X- Quang khớp
- Chọc hút dịch khớp
- Chụp CT
Một vài địa chỉ xét nghiệm Gout uy tín, chất lượng
Khi bạn băn khoăn, lo lắng mình có bị gout không? hãy tới ngay cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm và nhận kết quả từ bác sĩ. Dưới đây là một vài địa chỉ xét nghiệm gout bạn có thể tham khảo
1. Xét nghiệm tại nhà Xander
Gói xét nghiệm giúp bệnh nhân bị bệnh gout giúp bệnh nhân theo dõi được chỉ số acid uric của mình để biết được quá trình điều trị có hiệu quả không, qua đó có các phương pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người muốn theo dõi quá trình điều trị Gout của bản thân, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm:
Giá gói theo dõi bệnh nhân bị bệnh gout: 509,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (509,000 đồng) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm gan B giai đoạn đầu
5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22
Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
Lưu ý gì trước khi chuẩn bị khi xét nghiệm khả năng sinh sản?
2. Bệnh viện Bạch Mai - Khoa Cơ Xương Khớp
Địa chỉ : 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: 6h30 tới 12h00 , 13h30 tới 18h00 từ thứ 2 tới thứ 6
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất khu vực Miền Bắc. Đây là địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng của nhiều người bệnh. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Đặc biệt là Thạc sĩ. BS Bùi Hải Bình, Thạc sĩ.BS Phạm Thị Minh Nhâm, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, Tiến Sĩ Trần Thị Minh Hoa Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai
Tại Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai có cơ sở y tế và trang thiết bị rất tiện nghi đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Với 74 giường bệnh, 1 phòng cấp cứu, 1 phòng thủ thuật, 1 phòng siêu âm, 1 phòng xét nghiệm, 1 phòng nội soi, 2 phòng khám tư, máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D...
3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo- Hai Bà Trưng - Hà Nội
Giờ làm việc: 7h00 tới 17h30
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn kinh nghiệm. Đặc biệt là Khoa Cơ Xương Khớp có các PGS.TS.BS Lê Thu Hà, PGS.TS.BS Trần Hồng Nghị, B.S Nguyễn Quốc Dũng . Cùng với cơ sở y tế, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đáp ứng quá trình khám bệnh của bệnh viện.
Bệnh gout không còn xa lạ với mọi người. Để giải đáp thắc mắc hoài nghi mình có bị gout hay không bạn nên tiến hành các xét nghiệm phát hiện gout. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình sớm nhất!
Xem thêm:
- Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh gout
- Nên dùng thuốc giảm đau Gout cấp nào?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!