5 dấu hiệu sức khỏe ở phụ nữ bạn không nên bỏ qua

Sức khỏe phụ nữ - 04/25/2024

Phụ nữ đôi khi vì quá bận rộn mà quên việc phải quan tâm đến bản thân. Nhưng bạn cũng nên biết những dấu hiệu sức khỏe nào không nên bỏ qua.

Phụ nữ đôi khi vì quá bận rộn mà quên việc phải quan tâm đến bản thân. Nhưng bạn cũng nên biết những dấu hiệu sức khỏe nào không nên bỏ qua.

Có được sức khỏe tốt cần trở thành vấn đề ưu tiên nhưng đôi khi cuộc sống khiến nhiều chị em phụ nữ quên đi việc đó. Nếu bạn đang thắc mắc những dấu hiệu sức khỏe nào có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1/Yếu tay, chân

Nếu bạn bị yếu hoặc tê ở những vùng như cánh tay, cẳng chân hoặc thậm chí cơ mặt, rất có thể đây là dấu hiệu của đột quỵ. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý khi một bên của cơ thể không hoạt động như bình thường được. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng đột quỵ nếu không giữ được thăng bằng, cảm thấy chóng mặt hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại.

Hãy nhanh chóng đến bệnh viện trong trường hợp tầm nhìn của bạn đột nhiên mờ hẳn đi, có cảm giác nôn nao, đau đầu dữ dội hoặc gặp vấn đề trong lúc nói hoặc nghe. Bạn sẽ hạn chế được nguy cơ bị liệt khi gặp đột quỵ nếu được sử dụng thuốc chống đông máu trong vòng 4,5 tiếng kể từ lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

 2/Đau tức ngực

Bất kỳ cơn đau ngực nào nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn, ngực có cảm giác bị đè nặng thì nên được kiểm tra ngay.

Đau ngực và tức ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch hoặc cơn đau tim, đặc biệt khi bạn cảm thấy trong lúc tập luyện. Ngoài ra, đau ngực còn đại diện cho một vài vấn đề khác ngoài tim chẳng hạn như xuất hiện máu đông ở phổi. Nếu ngực của bạn xuất hiện cơn đau kéo dài từ 1–2 phút và lặp lại thường xuyên, hãy đến bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán kịp thời.

3/Bắp chân đau nhức khó chịu

Tình trạng này có thể đại diện cho triệu chứng máu đông ở chân hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bệnh xảy ra khi bạn ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nếu bạn có rối loạn máu đông, cảm giác đau sẽ xuất hiện hầu hết lúc đi bộ hoặc đứng. Ngoài ra, chân bạn cũng có trở nên đỏ dần và to hơn chân còn lại.

Hiện tượng tê nhẹ ở chân sau khi tập thể dục là điều hết sức bình thường nhưng cũng đừng chủ quan nếu có cảm giác nóng, tấy đỏ nơi bị sưng hoặc đau. Việc tìm ra và điều trị rối loạn máu đông rất quan trọng trước khi nó ngăn cản máu lưu thông, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

4/Tiểu ra máu

Nếu bạn tiểu ra máu cũng như đau ở hông, rất có khả năng bạn đang bị sỏi thận. Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu và di chuyển qua ống dẫn. Khi đi tiểu, các hạt sỏi nhỏ có thể theo đó mà thoát ra, gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị sỏi thận sẽ phải nhờ cậy đến bác sĩ để phẫu thuật lấy sỏi ra.

Nếu bạn thấy máu xuất hiện trong nước tiểu cũng như có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, nóng khi đi tiểu, có thể bạn đang mắc phải viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng thận, đặc biệt nếu tình trạng này đi kèm với sốt. Vì vậy, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bạn tiểu ra máu nhưng lại không có cảm giác đau, cũng có khả năng đây là triệu chứng của bệnh ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.

5/Thở khò khè

Các vấn đề về đường hô hấp nên được ưu tiên điều trị. Nếu bạn thở khò khè, phát ra tiếng huýt sáo khi thở thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bệnh phổi hoặc dị ứng nặng. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác và cách điều trị hợp lý. Thêm vào đó, thở khò khè, sốt, khó thở, ho ra dịch nhầy màu vàng hoặc xanh cũng đại diện cho viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu sức khỏe cần lưu ý. Chúc bạn luôn vui khỏe để tận hưởng cuộc sống nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 9 loại thực phẩm giúp bạn đẩy lùi bệnh hen suyễn
  • Phương pháp giúp đối phó với tình trạng khó thở tại nhà hiệu quả
  • 6 dấu hiệu đau tim ở phụ nữ bạn đừng làm ngơ!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!