5 'ngộ nhận' về bệnh ung thư: Nhiều người hiểu sai nên việc phòng chữa bệnh không hiệu quả
Ung thư là căn bệnh có thể gây tử vong với tỉ lệ cao, điều này là một thực tuế khiến cho nhiều người khiếp sợ. Nhưng chúng ta biết rằng, có những sự hiểu lầm lớn về bệnh ung thư khiến cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Theo chuyên gia ung thư, bác sĩ Biệt Tiểu Hoa, Bệnh viện Hồng Hội, Tây An, Trung Quốc, sau đây là 5 điều bạn có thể chưa hiểu rõ về bệnh ung thư, nên tham khảo để việc phòng chữa bệnh được thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hiểu lầm thứ nhất: Quan niệm rằng ung thư đồng nghĩa với cái chết
Theo các nhà nghiên cứu, ở các nước có mức sống trung bình, thu nhập thấp, thường có cái nhìn khá bi quan về bệnh ung thư. Ở những nhóm nước này, có khoảng 48% người cho rằng ung thư đồng nghĩa với cái chết, không có cách nào để điều trị. Chỉ cần có bệnh ung thư là họ nghĩ giống như nhận án tử.
Ở những quốc gia có mức thu nhập trung bình, có khoảng 39% người có cùng cách nhìn nhận như trên. Ngược lại, đối với những người ở nước có mức thu nhập cao, chỉ có 17% có quan niệm đó.
Quan niệm sai lầm này có thể ảnh hưởng đến sự nhiệt tình của mọi người trong việc tham gia khám sàng lọc ung thư và cũng rất bất lợi khi phát hiện sớm và điều trị sớm ung thư.
Trong thực tế, nhiều bệnh ung thư có thể được kiểm soát trên lâm sàng, khống chế bệnh hiệu quả và tỷ lệ sống cao.
Hiểu lầm thứ hai: Nhận định những tổn thương tiền ung thư chính là ung thư
Đặc điểm của bệnh ung thư, là tiến triển trong thời gian dài, từ khi các tổ chức mô bị tổn thương hoặc xuất hiện bất thường cho đến khi ung thư phát triển, có một giai đoạn ở giữa, gọi là giai đoạn tổn thương tiền ung thư. Tức là có sự bất thường, nhưng chưa phải là ung thư.
Những trường hợp tổn thương tiền ung thư thường gặp phổ biến gồm viêm cổ tử cung mạn tính, bệnh xơ nang, nhiều polyp đại tràng, viêm loét dạ dày mãn tính và viêm dạ dày teo…
Các tổn thương tiền ung thư không phải là ác tính, nhưng theo một số yếu tố, nó rất dễ dàng để trở thành ung thư (hoặc sarcoma, một dạng viêm loét phần mô cơ), và đây thực sự là điều đáng để nhắc nhở chúng ta phải chú ý.
Do đó, chúng ta không nên đánh giá thấp các tổn thương tiền ung thư, đồng thời cũng không nên thay đổi sắc mặt khi nghe nói về những tổn thương tiền ung thư này khi đi khám, đây là lúc bạn cần nắm bắt cơ hội để điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Hiểu lầm thứ ba: Bệnh về khối u có tính lây lan, truyền nhiễm
Bạn cần biết một cách chắc chắn rằng, bản thân khối u là không có tính lây nhiễm. Chỉ có một số khối u có liên quan đến virus, và những virus này có thể được truyền đi từ người sang người theo một cách cụ thể.
Chẳng hạn như HPV (human papillomavirus) có thể gây ung thư cổ tử cung, viêm gan siêu vi loại B / viêm gan siêu vi C gây ung thư gan, vi rút EB gây ung thư mũi họng và các loại tương tự khác.
Điều đặc biệt là bạn cần chú ý đến vấn đề cụ thể vừa nêu ở trên. Mặc dù các khối u không lây nhiễm, nhưng có một số loại vi-rút có liên quan đến ung thư có thể lây lan. Vì vậy, cắt đứt các đường truyền của virus và tránh nhiễm trùng bởi virus gây ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u.
Hiểu lầm thứ tư: Tác hại của rượu liên quan đến ung thư là không đáng kể
Một cuộc khảo sát điều tra mang tính quốc tế trên 29.925 người lớn ở 29 quốc gia cho thấy, ở các nước thu nhập cao (Mỹ, Anh, Úc, Israel,…), người dân có xu hướng đánh giá thấp tác dụng gây ung thư của rượu và 42% tin rằng uống rượu không tăng nguy cơ gây ung thư.
Ngược lại, 15% người ở các nước có thu nhập thấp và 26% các nước có thu nhập trung bình có cùng quan điểm trên. Số liệu khảo sát ở các nước có thu nhập cao cho thấy, 59% tin rằng việc tiêu thụ lượng rau và trái cây không đầy đủ sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc uống rượu quá nhiều.
Thực tế, kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ cơ thể của rau và trái cây ít hơn tác hại của rượu.
Mọi người nên duy trì một lối sống tốt, tránh xa các yếu tố có thể gây ra bệnh ung thư như uống rượu và hút thuốc lá. Uống một lượng nhỏ rượu có thể tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy, ung thư gan và ung thư dạ dày.
Hiểu lầm thứ năm: Tất cả các bệnh ung thư đều có thể di truyền
Ung thư thường có khuynh hướng di truyền, tức là, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư có nhiều khả năng bị ung thư hơn. Xu hướng di truyền trong gia đình của bệnh ung thư có hai biểu hiện: một là nhiều người trong nhà cùng mắc một loại ung thư, hai là có những bệnh ung thư khác nhau 'tích tụ' lại trong các thành viên của một gia đình.
Các nghiên cứu di truyền hiện đại đã chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 5% trong tất cả các bệnh về khối u ác tính có tính di truyền, và hơn 80% các bệnh ung thư là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường.
Ung thư không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của nó, mà còn phụ thuộc vào việc có bao nhiêu chất gây ung thư và yếu tố tác động gây ra ung thư ở môi trường sống và thói quen sống của từng người.
Chẳng hạn như những bệnh gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung… có sự liên quan rất lớn đến thói quen xấu và các yếu tố môi trường sống.
Vì vậy, ngay cả khi bạn thuộc diện có nguy cơ di truyền mắc bệnh ung thư, bạn cũng nên chú ý đến công tác phòng chống, tự chăm sóc, thay đổi thói quen và hành vi xấu, bạn cũng có thể thoát khỏi ung thư.
*Theo Health/39
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!