Giao tiếp kém
Có rất nhiều lý do mà người khác không trở nên vồn vã, thân thiết với bạn. Điều đó đôi khi chỉ đơn giản bạn là người sống nội tâm hoặc khả năng giao tiếp kém hơn so với những bạn khác. Tuy nhiên, có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh kiêu ngạo đang tiềm tàng trong bạn. Bạn biết đấy, không ai thích người tỏ thái độ luôn vượt trội hơn họ cả.
Khiến người khác mất lòng
Bạn rất dễ trở nên nóng tính, khó khăn, bị kích động, và thái độ chống đối người khác đến mức khiến họ cảm thấy ngột ngạt và bị xúc phạm. Khi trở thành một kẻ kiêu ngạo, bạn ít khi nào để ý đến cảm xúc của người khác và làm mất lòng họ. Đôi khi, bạn lấy lý do ‘cá tính’ hay bất kì điều gì đại loại để bao biện cho hành động của mình.
Tin rằng bạn tốt hơn hẳn những người khác
Bạn tin rằng bạn luôn vượt trội hơn những người khác, ý tưởng của bạn hay hơn hẳn những người khác. Đó là lý do vì sao bạn luôn ngoan cố với những gì thuộc về mình.
Dĩ nhiên, mỗi người nên tự tin với sở trường của mình. Tuy nhiên, ranh giới giữa tự tin và tự kiêu là rất mong manh. Hãy học cách lắng nghe những suy nghĩ của người khác để học hỏi, bù đắp cũng như tăng cường cải thiện bản thân.
Luôn làm mọi thứ trễ, trễ và trễ
Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh kiêu ngạo đấy. Bạn coi trọng thời gian của mình hơn là của người khác, bạn nghĩ rằng mình là nhất và người khác sẽ chẳng làm được gì nếu như không có sự góp mặt của bạn. Thái độ chuyên nghiệp hay không cũng được đánh giá dựa trên khía cạnh này đấy.
Làm gián đoạn, cắt ngang lời nói của người khác
Ngắt lời người khác là một thói quen không hề đẹp đẽ chút nào và chỉ khiến bạn trở nên khó ưa hơn trong mắt mọi người mà thôi. Ban đầu, đó có thể chỉ là hành động vô tình, không chút suy nghĩ gì cả.
Nếu thói quen này trở thành một trong những đặc điểm để nhận dạng bạn trong mắt người khác thì quả thật là tai hại. Vì người khác sẽ có cảm giác rằng những gì họ nói ra đều không quan trọng và không xứng đáng để bạn lắng nghe và chia sẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!