5 thử nghiệm thú vị về trẻ sơ sinh

Làm mẹ - 11/24/2024

Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học.

Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.

Ảnh hưởng của tã ướt với trẻ sơ sinh

Từ lâu, khoa học thường băn khoăn vì sao lại có hiện tượng đái dầm ở trẻ nhỏ, còn ở nhóm sơ sinh thì nước tiểu 'tè' ra có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như có làm cho trẻ thức giấc hay không? Để trả lời câu hỏi này, mới đây, nhóm chuyên gia ở ĐH Y khoa Graz (MUG), Áo đã tiến hành một thử nghiệm ở 34 đứa trẻ sơ sinh, dùng kim tiêm bơm nước ấm vào bỉm của trẻ khi chúng đang ngủ sau đó theo dõi nhịp tim, tần số hô hấp và tần số điện não. Kết quả thật bất ngờ, trẻ không bị khuấy động, khóc hoặc thức dậy vì vậy các nhà khoa học cho rằng để giúp trẻ ngủ ngon, không bị thức giấc thì tốt nhất là không thay tã giữa đêm ngay cả khi đang ướt, trừ trường hợp đại tiện.

Trẻ có khả năng siêu thính lực

Mọi người đều biết khả năng thính lực của trẻ sơ sinh cực tốt, song người ta vẫn chưa khám phá được nguyên lý cụ thể của hiện tượng này. Để tìm ra câu trả lời, mới đây, các chuyên gia ĐH Washington Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu tỉ mỉ, phát hiện thấy không chỉ thính tai mà trẻ sơ sinh còn có thể nghe được nhiều tần số cùng một lúc. Phát hiện trên được dựa vào nghiên cứu ở 73 đứa trẻ sơ sinh từ 7-9 tháng tuổi bằng cách cho chúng nghe 4 âm thanh khác nhau tạo ra từ máy tính ở mức tần số 1.000 hertz. Các mức âm thanh này được phát ra trên nền ồn khác nhau hoặc phát ra riêng rẽ nhưng khi nghe thấy âm thanh trẻ đều có đáp ứng quay mặt về phía có âm thanh phát ra, trong khi trẻ nhỏ trên 10 tuổi lại chỉ nghe hay phân biệt được một âm thanh duy nhất. Với phát hiện này các nhà khoa học khuyến cáo nên giảm tiếng ồn xung quanh ở mức có lợi để giúp trẻ phát triển tốt thính lực ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.

5 thử nghiệm thú vị về trẻ sơ sinh

Sở thích ăn ngọt và chua mang tính bẩm sinh

Một nghiên cứu khá thú vị ở TSS của nhóm chuyên gia ở ĐH Hebrew, Israel (HUH) do TS. Jacob Steiner đứng đầu phát hiện thấy, thói quen thích ăn ngọt và chua ở trẻ sơ sinh nói riêng mang tính di truyền. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhỏ một giọt dung dịch đường và dung dịch nước cốt chanh vào môi trẻ. Kết quả, trẻ liếm rất mạnh, riêng nước cốt chanh trẻ lại nhăn mặt nhưng vẫn liếm hết. Để kiểm chứng, các nhà khoa học đã thí nghiệm trên động vật và cũng phát hiện thấy những phản ứng tương tự, điều này cho thấy phản ứng chua - ngọt có từ khi ở trong bụng mẹ và mang tính di truyền, chính điều này mà khoa học khuyến cáo không nên cho trẻ lạm dụng đường ngay từ khi còn nhỏ, dễ phát sinh tính lệ thuộc vào đường gây biếng ăn và lâu ngày tạo ra những hệ lụy khó sửa, đặc biệt là nguy cơ nghiện đồ ngọt phát sinh béo phì.

Khả năng nhạy cảm mùi vị của trẻ phát triển mạnh khi 'tìm mồi'

Trước khi nhận mặt được mẹ, khả năng phát triển mùi của trẻ rất tốt, bằng chứng trẻ có thể tìm được vú mẹ rất nhanh nhờ khứu giác. Khả năng hưởng ứng mùi vị của trẻ sơ sinh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay khoa học vẫn chưa tường hết. Để phát hiện được khả năng này, các nhà khoa học Estonia đã tuyển chọn 22 TSS tham gia hai nghiên cứu. Nghiên cứu đầu để trẻ nằm cách xa vú mẹ 17cm và nghiên cứu còn lại là dùng 'vú sạch', nghĩa là không có mùi sữa. Kết quả, phần lớn những đứa trẻ này phát hiện nhanh mùi sữa mẹ và lao vào bú, còn ở bên 'vú sạch' chúng không màng tới. Điều này chứng tỏ khả năng thính mùi của trẻ rất nhanh và nhạy, nhất là khi đói ăn.

5 thử nghiệm thú vị về trẻ sơ sinh

Khả năng cảm nhận sự yêu của trẻ sơ sinh tăng dần theo năm tháng

Nhóm các nhà khoa học Nhật Bản vừa kết thúc nghiên cứu mang tên kỹ thuật quang phổ hồng ngoại (NIRS) và phát hiện thấy, TSS cảm nhận sự yêu thương của người thân tăng dần đều theo năm tháng thông qua kỹ năng nhận biết bằng sự tiếp xúc sờ nắn, ôm ấp. Theo nghiên cứu, khi được 10 tháng tuổi trở ra trẻ có thể cảm nhận sự yêu thương bằng cử chỉ cầm vào tay chúng, bế ẵm, nhưng ở nhóm 3 và 6 tháng tuổi thì khả năng này vẫn còn mờ nhạt. Các nhà khoa học cho nhóm trẻ 3-10 tháng tuổi tiếp xúc với những đồ vật hình trụ bọc nỉ nhung bên ngoài, sau đó dùng kỹ thuật NIRS để đo mức độ cảm xúc của trẻ hay cảm ứng dễ chịu. Nghiên cứu sâu thêm cho thấy, vùng vỏ não trước trán (APFC) chính là nơi tạo ra những cảm giác này và qua đây cho thấy những thay đổi trong quá trình phát triển cảm xúc ở trẻ tăng dần theo tuổi tác, càng lớn thì sự gắn kết tình mẫu tử của chúng lại càng tăng và mang tính bền chặt hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!