Cùng điểm danh 5 thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng, bạn nên lưu ý trước khi cho trẻ ăn.
Nghiên cứu gần đây trên các trung tâm chăm sóc trẻ ở NSW (Hoa Kỳ) cho thấy 86% số trung tâm được khảo sát, có ít nhất một trẻ bị dị ứng thức ăn. Dị ứng ở trẻ là một chứng phổ biến trên toàn thế giới.
Quả chua
Quả chua chứa nhiều axít dễ gây mẩn đỏ quanh miệng (Ảnh minh họa: Internet)
Rất ít người biết rằng, các loại quả chua lại là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng cho trẻ như dâu tây, ổi, cà chua... bởi chúng có chứa hàm lượng axít cao. Do đó, khi phát hiện thấy sau khi ăn loại trái cây, củ quả này trẻ có biểu hiện mẩn đỏ quanh miệng, mẹ cần đặc biệt lưu ý kiểm tra xem có phải trẻ bị dị ứng hay không. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn đồ chua.
Hải sản
Các loại hải sản là tác nhân gây dị ứng nhiều nhất, đặc biệt là những động vật có vỏ (sò, ngao, tôm), cá, mực và bạch tuộc. Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ bị nổi mề đay, sẩn ngứa, một số trẻ có thể bị tiêu chảy ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Các loại hải sản gây dị ứng cao như cá trích, cá chình, lươn, cá tầm, cá ngừ, cá thu, cá marlin, cá kiếm, nghêu sò, tôm, cua…
Trứng
Hàng năm có khoảng 2,5% trẻ đang lớn bị dị ứng trứng do dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng. Khi dị ứng, trẻ có biểu hiện bị phát ban, buồn nôn,tiêu chảy, khó thở, mẩn, ngứa. Những bé bị dị ứng với trứng thường có nguy cơ mắc dị ứng mũi và hen suyễn.
Đậu nành
Trong đậu này có ít nhất 15 chất gây dị ứng (Ảnh minh họa: Internet)
Đậu nành được biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó lại là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng. Trung bình khoảng 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng với đậu nành nhưng triệu chứng nhẹ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Sữa
Có rất nhiều trẻ em bị dị ứng với sữa. Đây là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 2,5%. Các triệu chứng dị ứng sữa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa.
Cách tránh dị ứng: Mẹ có thể làm sữa chua hoặc đun sôi sữa lên trước khi cho bé uống. Nên dừng lại không cho trẻ uống sữa động vật nữa nếu trẻ vẫn bị dị ứng.
>>> Xem thêm: Ăn gì và kiêng gì khi bị bệnh quai bị?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!