Khi nhắc đến ung thư phổi, nguyên nhân thường do hút thuốc lá. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm cũng có thể gia tăng nguy cơ ung thư phổi.
Ung thư phổi đứng đầu trong 10 loại ung thư phổ biến nhất, bởi lá phổi thường xuyên bị ảnh hưởng trong cả quá trình hô hấp lẫn ăn uống. Trong đó, có nhiều món ăn gây ung thư phổi chẳng kém gì việc hút thuốc lá. Nếu lo ngại về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy chú ý hạn chế những loại thực phẩm sau nhé:
1. Chất béo bão hòa
Một nghiên cứu trên tạp chí Y Khoa Ung bướu vào tháng 7–2017 đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiêu thụ chất béo bão hòa với việc gia tăng ung thư phổi. Với sự tham gia của 1,4 triệu người và 18 nghìn bệnh nhân ung thư, nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn hẳn những người khác.
Theo Danxia Hu, đồng tác giả nghiên cứu kiêm phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Vanderbilt ở Nashville, những người sở hữu chế độ ăn ít chất béo bão hòa thường có thói quen sống lành mạnh và ít hút thuốc so với những người khác. Người có chế độ ăn hầu hết là chất béo và chất béo bão hòa có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 14%. Nếu hút thuốc lá, nguy cơ của những người này sẽ cao hơn 15%.
2. Thực phẩm chứa beta-carotene
Một nghiên cứu năm 2009 đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ beta-carotene với nguy cơ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Trái ngược với những loại thực phẩm tự nhiên, các loại thực phẩm chức năng này đem đến nhiều tác động tiêu cực cho người hút thuốc.
Nicholas Rohs, bác sĩ y khoa kiêm chuyên gia ung bướu tại bệnh viện Mount Sinai (New York) khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng thực phẩm chức năng bổ sung beta-carotene. Thay vào đó, hãy nạp vào cơ thể các loại thực phẩm tự nhiên vì loại chất này có thể dễ dàng được tìm thấy trong rau củ. Các loại rau củ tự nhiên sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng sẽ mang lại nhiều dưỡng chất tốt hơn thực phẩm chức năng.
3. Carbohydrate tinh luyện
Tiến sĩ Rohs cho biết, các loại đường đơn giản trong carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi hormone, gây viêm mãn tính. Theo thời gian, viêm mãn tính dưới bất kỳ hình thức nào đều làm tăng nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2016 của tổ chức Dịch tễ học và phòng tránh ung thư đã chỉ ra rằng, những người áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều đường có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn hẳn những người khác. Theo nghiên cứu, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng lượng đường huyết, insulin và các yếu tố tăng trưởng tương tự insulin, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Tuy nhiên, không phải loại đường nào cũng gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Khi lựa chọn chế độ dinh dưỡng carbohydrate, hãy sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì ngũ cốc, gạo nâu, trái cây và rau củ. Với đặc tính chứa chất xơ và ít đường, những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm cholesterol và hạn chế những vấn đề sức khỏe khác.
Quá trình chuyển hóa carbohydrate có thể dẫn đến béo phì, gây nên nhiều bệnh khác ngoài ung thư. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường đơn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp hai. Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, cần giảm bớt việc tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chỉ số đường huyết cao, từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư phổi cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.
4. Thịt nướng
Không chỉ gây ung thư phổi, các loại thịt chiên nướng cũng có mối liên hệ mật thiết tới ung thư tuyến tụy và ung thư vú. Các chất tạo ung thư được tiết ra khi chất béo thịt bị đốt cháy trong quá trình nướng. Tiến sĩ Dr. Rohs giải thích thêm, chất béo khi bị đốt sẽ sản sinh hydrocarbon đa vòng chính là nhân tố gây nên ung thư. Người hít nhiều chất này có thể bị ung thư niêm mạc trực tràng, tuyến vú, đại tràng, ruột và đặc biệt là gan.
Khói thịt nướng là một trong số những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra một số mầm bệnh nguy hiểm cho con người, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hạn chế tiêu thụ những loại đồ ăn nướng, chiên và rán sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
5. Thực phẩm chứa asen
Asen là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy với hàm lượng khá nhỏ trong nước uống và các loại thực phẩm khác như gạo, hải sản, gia cầm. Một nghiên cứu tháng 8 năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y khoa của Mỹ về các vấn đề Hô hấp sức khỏe cho biết, asen và ung thư phổi có mối liên hệ khá mật thiết với nhau.
Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 người tại khu vực Banladesh, nơi có nồng độ asen trong nước cao hơn bình thường rất nhiều. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người dân tại khu vực này gặp các bệnh về phổi cao hơn nhiều lần những người không phải tiếp xúc với asen. Mức độ tổn thương này tương đương với tình trạng một người hút thuốc lâu năm. Những người vừa hút thuốc vừa tiếp xúc với asen còn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chức năng hô hấp và có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
Bệnh ung thư phổi có rất nhiều người mắc phải với những nguyên nhân khác nhau. Ung thư phổi thường phát hiện rất muộn nên việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, ung thư phổi là loại ung thư nhiều người mắc thứ hai trên thế giới và là loại ung thư gây tử vong nhiều nhất. Để ngăn ngừa căn bệnh này thì xây dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh là điều rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, chất béo bão hòa và sản phẩm bơ sữa để làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Tại sao phụ nữ không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi?
- Bệnh ung thư phổi với chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ung thư phổi đâu chỉ vì thói quen hút thuốc lá
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!