Bước vào tuổi dậy thì, con gái sẽ phải đối mặt với chu kỳ 'đèn đỏ' trong mỗi tháng. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian dài thì cơ thể con gái mới dần ổn định nên tình trạng kinh nguyệt tiết ra ít hoặc nhiều cũng có sự thay đổi theo từng tháng. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày tùy cơ địa mỗi người. Trong khoảng 3 ngày đầu thì lượng kinh nguyệt sẽ tiết ra nhiều nhất và giảm dần vào những ngày sau đó.
Đặc biệt, nếu phát hiện thấy chu kỳ kinh nguyệt tháng này của mình bỗng ít hơn so với những tháng trước từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh, thậm chí số ngày có kinh còn kết thúc sớm hơn bình thường thì đó là một triệu chứng cảnh báo những vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể con gái. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít mà con gái nên đặc biệt chú ý.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường ngọt... khi gần đến ngày có kinh nguyệt vô tình có thể làm ảnh hưởng không nhỏ tới kỳ 'đèn đỏ' của bạn. Lúc này, nó có thể tác động tới tâm trạng, cân nặng của bạn và dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt tiết ra ít bất thường.
Gặp vấn đề phụ khoa
Con gái thường có nguy cơ mắc các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín... và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ hoạt động của kinh nguyệt. Đa phần những người mắc bệnh phụ khoa thường bị tắc lối đi của kinh nguyệt và làm lượng máu kinh nguyệt tiết ra ít hơn trong chu kỳ.
Căng thẳng, lo âu thường xuyên
Khi bạn gặp căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol, từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn tiết ra ít hoặc nhiều hơn một cách bất thường.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố của con gái có thể thay đổi theo thời gian, độ tuổi hay tâm trạng. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone thì chu kỳ kinh nguyệt của con gái có thể bị ảnh hưởng không nhỏ, từ đó làm kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn hơn so với những tháng trước. Điều này cũng làm kinh nguyệt tiết ra ít hơn một cách bất thường.
Cân nặng tăng giảm thất thường
Việc ăn uống không lành mạnh cũng có thể khiến cân nặng của con gái tăng giảm thất thường. Do lúc này, cơ thể không dung hòa được giữa các nguồn dinh dưỡng như protein, carbs, vitamin hay chất béo lành mạnh để ổn định cân nặng, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc điều hòa kinh nguyệt ổn định. Đồng nghĩa rằng, khi cơ thể bạn tăng giảm cân đột ngột thì nó cũng sẽ làm kinh nguyệt tiết ra ít hoặc nhiều hơn.
Do đang mang thai
Mang thai cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ ngừng rụng trứng, từ đó làm kinh nguyệt dừng hoạt động cho đến khi bạn sinh con và ổn định lại các hormone. Thế nhưng, nhiều trường hợp, kinh nguyệt vẫn ra ít hoặc xuất hiện màu đen khi phụ nữ đang mang thai. Đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mà con gái không nên chủ quan xem thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!