7 hiểu lầm về vi-rút gây ung thư cổ tử cung HPV

Cần biết - 05/04/2024

Vi-rút Human papillomavirus (HPV) u nhú ở người, nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất.

Mặc dù vi-rút này khá phổ biến, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm về HPV là gì, những ai có nguy cơ nhiễm, và ý nghĩa của chẩn đoán.

Dưới đây là những hiểu biết sai lầm phổ biến nhất và sự thật về HPV.

1. Chỉ có phụ nữ mới nhiễm HPV

Thực tế: Nam giới cũng có thể bị nhiễm HPV. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh, hầu hết đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV tại một thời điểm trong cuộc đời. Bất kỳ người nào có quan hệ tình dục đều có thể tiếp xúc với HPV, ngay cả khi bạn chỉ có một bạn tình.

2. Tất cả các chủng HPV đều gây ung thư

Thực tế: HPV có thể gây ra ung thư hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều có thể gây ung thư.

7 hiểu lầm về vi-rút gây ung thư cổ tử cung HPV

HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất (Ảnh: Internet)

Các chủng HPV có nguy cơ cao (gây ung thư) - như typ 16 và 18 có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Các chủng này chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung, và cũng có thể gây ra các loại ung thư khác. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer năm 2006 cho thấy nhiễm HPV chủng nguy cơ cao gây ra khoảng 5% số trường hợp ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng hầu hết những ca nhiễm HPV nguy cơ cao sẽ bị khỏi trong vòng 1 đến 2 năm và không gây ung thư.

Chủng HPV nguy cơ thấp,  các chủng không gây ung thư, nhưng gây tổn thương da, có thể gây ra mụn cóc ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh, khi nhiễm HPV, phải mất nhiều năm hay nhiều thập kỷ mới phát triển thành ung thư.

3. Nếu không quan hệ tình dục, sẽ không nhiễm HPV

Thực tế: HPV có thể lây lan qua tiếp xúc da khi quan hệ đường miệng, hậu môn hay âm đạo. Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HPV, nhưng bạn vẫn có thể nhiễm vi-rút dù đã dùng biện pháp bảo vệ nếu có sự tiếp xúc da với da.

4. Đàn ông có thể được sàng lọc HPV

Thực tế: HPV có thể được chẩn đoán ở phụ nữ qua xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear). Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào được FDA phê chuẩn để sàng lọc HPV ở nam giới.

5. Có thể điều trị HPV

Thực tế: Mặc dù các chuyên gia y tế có thể điều trị các tổn thương tiền ung thư và mụn cóc sinh dục do nhiễm HPV, nhưng không có cách điều trị nào tiêu diệt được vi-rút.

6. Người nhiễm HPV luôn có triệu chứng

Thực tế: Hầu hết những người nhiễm HPV đều không có triệu chứng. Mặc dù có rất nhiều vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến HPV như mụn cóc ở bộ phận sinh dục và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung. Hầu hết mọi người không có biểu hiện khi nhiễm HPV. CDC báo cáo rằng ở 90% trường hợp nhiễm HPV, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt vi-rút trong vòng 2 năm.

7. Tôi đã chủng ngừa HPV, nên không cần phải xét nghiệm

Thực tế: Ngay cả khi đã được chủng ngừa HPV, bạn vẫn cần phải xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) thường xuyên để tầm soát ung thư cổ tử cung. Hai loại vắc-xin HPV - Gardasil và Cervarix - chỉ chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao (typ 16 và 18) gây ung thư. Tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng ngừa và không có tác dụng với những người đã nhiễm vi-rút. Đó là lý do nó được khuyến cáo dành cho những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn. Trong khi phụ nữ có thể dùng cả 2 loại vắc-xin, nam giới chỉ có thể dùng Gardasil.

>> Xem thêm: Phòng ngừa ung thư tử cung do vi-rút HPV

Minh Quân

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!