Mặc dù là chế phẩm lành tính, nhưng người thưởng thức sữa đậu nành vẫn cần 'nằm lòng' những kiêng kỵ dưới đây để bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng và tránh một số tác hại không mong muốn từ loại sữa quen thuộc này.
Các chuyên gia sức khỏe trên trang Health Huanqiu của Trung Quốc đã đưa ra danh sách 7 điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành dành cho mọi đối tượng.
1. Sữa đậu nành không phải là thức uống dành cho tất cả mọi người.
Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Người mang thể chất thiên hàn hoặc có hệ tiêu hóa không ổn định, cùng với đó là các đối tượng bị ợ hơi, thận yếu nên hạn chế uống sữa đậu nành.
Mặc dù thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng sữa đậu nành không phải là thức uống thích hợp cho một vài đối tượng. (Ảnh minh họa).
Là một chế phẩm làm từ đậu, sữa đậu nành sở hữu hàm lượng purine tương đối cao và được xếp vào các loại thực phẩm có tính hàn.
Do đó, người mắc bệnh gout, thể chất hư hàn, tinh thần mệt mỏi và suy nhược cơ thể đều không nên uống.
Loại sữa này còn đặc biệt không phù hợp với những bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp và mạn tính.
Với nhóm đối tượng này, sữa đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu khác sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid, khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng, làm cho ruột và bao tử rơi vào trạng thái bị trướng đầy.
2. Sữa đậu nành pha cùng đường đỏ sẽ gây khó tiêu.
Đường đỏ có chứa nhiều các acid hữu cơ (acid lactic, acid acetic…), vốn có thể kết hợp với protit, canxi có trong sữa đậu nành, làm mất đi dinh dưỡng vốn có của sữa và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể.
3. Đừng dại dột để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.
Nhiệt độ và môi trường bên trong bình giữ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở.
Hơn nữa, số ít các chất có hại trong sữa có thể kết hợp với các chất cặn hoặc bụi bẩn trong bình giữ nhiệt và tạo ra nhiều nguy hại cho người sử dụng.
4. Không nên ủ sữa đậu nành trong khi nấu.
Sữa đậu nành là loại thực phẩm nhất định phải được đun sôi. Quan trọng hơn, chúng ta không nên dùng vung hay bất kỳ vật nào để đậy hoặc ủ trong quá trình 'nấu' sữa.
Chỉ khi được đun sôi trong điều kiện thoáng, những chất có hại trong sữa mới mới bị bay hơi và tiêu trừ.
5. Đang dùng thuốc kháng sinh, tuyệt đối không uống sữa đậu nành.
Đối với những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa tetracycline hay erythromycine, sữa đậu nành hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp.
Các chất kể trên sẽ dễ dàng phân hủy những thành phần dinh dưỡng, khiến cho sữa mất đi giá trị vốn có.
Bởi vậy, chúng ta không thể coi sữa đậu nành như thức uống đi kèm đối với thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ nên uống loại sữa này cách ít nhất 1 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.
6. Uống sữa đậu nành, nhớ đề phòng thiếu kẽm.
Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể.
Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Cùng với đó, những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống sữa đậu nành.
7. Sữa đậu tuy 'lành', nhưng đừng uống khi đói.
Nếu chúng ta chỉ uống sữa đậu nành khi đói, các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng, công dụng bổ dưỡng của sữa cũng vì vậy mà hư hao không ít.
Các chế phẩm từ tinh bột như bánh ngọt, bánh mỳ… đều là những lựa chọn đi kèm hoàn hảo dành cho sữa đậu nành.
Tinh bột từ những loại bánh kể trên sẽ tác động cho cơ thể tiết ra dịch vị, giúp các chất bổ dưỡng có trong sữa được hấp thụ triệt để.
Công dụng của các chế phẩm từ đậu
Đậu là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như kali, magie, chất xơ, chất chống oxy hóa…
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú, các chế phẩm làm từ đậu sở hữu cơ số những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người.
Các chế phẩm từ đậu có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp xương chắc khỏe, phòng chống ung thư hiệu quả…
Ngay tới bã đậu cũng chứa hàm lượng protein, xenlulozo và canxi cao. Đồng thời, chế phẩm này còn có chức năng hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng nhờ sở hữu lượng mỡ siêu thấp.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!