7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

Thiết Yếu - 05/06/2024

Bệnh tiểu đường là do cơ chế tự miễn dịch khiến lượng đường trong máu cao gây ức chế insulin. Đề kháng insulin diễn ra khi các tế bào của cơ thể không sử dụng đầy đủ insulin để vận chuyển đường. Bệnh nhân tiểu đường nào cũng có mong muốn kiểm soát được nồng độ insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài việc dùng thuốc, hãy chú ý đến những nguyên liệu này trong căn bếp của bạn. Nó sẽ là giải pháp an toàn để bạn đạt được những mong muốn đó.

Bệnh tiểu đường là do cơ chế tự miễn dịch khiến lượng đường trong máu cao gây ức chế insulin. Đề kháng insulin diễn ra khi các tế bào của cơ thể không sử dụng đầy đủ insulin để vận chuyển đường. Bệnh nhân tiểu đường nào cũng có mong muốn kiểm soát được nồng độ insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài việc dùng thuốc, hãy chú ý đến những nguyên liệu này trong căn bếp của bạn. Nó sẽ là giải pháp an toàn để bạn đạt được những mong muốn đó.

1. Quế

Quế được biết đến có khả năng cải thiện nồng độ insulin, làm giảm lượng đường trong máu, và có thể giúp kiểm soát cân nặng. Có nhiều cách chế biến quế như cho một chút vào trà hoặc cà phê chẳng hạn.

Trong một nghiên cứu, các bệnh nhân tiểu đường được sử dụng viên nang bào chế từ quế trong vòng 40 ngày. Kết quả nghiên cứu chỉ ra chỉ số đường huyết và cả cholesterol xấu trong máu của những bệnh nhân này rất tích cực. Tuy nhiên không nên sử dụng quế quá nhiều vì ảnh hưởng đến dạ dày.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

2. Cỏ cà ri

Các nghiên cứu về cỏ cà ri cũng đã có dấu hiệu tích cực. Nó đã cho thấy sự cải thiện đường huyết lúc đói và sự nhạy cảm insulin rất hiệu quả.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

3. Gừng

Gừng là một gia vị phổ biến trong ẩm thực châu Á. Gừng cũng có tác dụng cải thiện mức độ insulin, quá trình oxy hóa, và cholesterol. Tuy nhiên những nghiên cứu về gừng và tiểu đường vẫn chỉ có trên động vật. Nghiên cứu trên con người vẫn cần được thực hiện để xác định chính xác ảnh hưởng của gừng đối với bệnh tiểu đường.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

4. Củ nghệ

Bạn có thể mua cả nghệ tươi và bột nghệ. Từ lâu nghệ đã được sử dụng như một loại thảo mộc giải độc và chống viêm. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu lâu dài nào về gia vị này được thực hiện trên bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có cho thấy rằng nó làm giảm viêm trong bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, nó giúp tăng phản ứng insulin.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

5. Nhân sâm

Nhân sâm có thể điều hòa lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ phản ứng insulin. Nhân sâm cũng là loại nguyên liệu được sử dụng từ hàng ngàn năm trong y học phương Đông.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

6. Cây xô thơm

Bạn có thể dùng cây xô thơm làm một ấm trà. Loại trà từ cây xô thơm cũng rất có ích trong việc điều hòa huyết áp. Ngoài ra, nó còn có ích cho chức năng gan.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

7. Trà xanh

Chất polyphenol trong trà xanh là một chất chống oxy hóa hiệu quả. Nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường và kiểm soát insulin. Uống trà xanh là cách tuyệt vời để thư giãn trước bữa ăn.

7 nguyên liệu giúp điều hòa lượng đường trong máu

Có thể không dễ dàng để thêm từng đó nguyên liệu vào chế độ ăn uống mỗi ngày, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng xen kẽ. Miễn là bạn có bổ sung, sử dụng chúng trong cuộc sống hơn là chỉ thi thoảng dùng đến hay bỏ qua chúng.

Giai đoạn tiền tiểu đường cũng cho thấy lượng đường trong máu cao, nhưng vẫn chưa thể được kết luận là tiểu đường. Vì thế bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chế độ ăn uống cùng những nguyên liệu trên đây để kiểm soát lượng đường trong máu trước khi chính thức rơi vào căn bệnh tiểu đường. Bổ sung vào các món ăn hay thưởng thức trà đều là các phương pháp hữu ích.

Nhưng hãy nhớ rằng vẫn cần rất nhiều nghiên cứu để xác định chính xác công dụng của các nguyên liệu trên. VÌ thế bạn không thể dùng chúng như vũ khí chống lại bệnh tật, chúng chỉ có tác dụng bổ sung hỗ trợ. Ngoài ra, những loại gia vị này còn có ích với sức khỏe nói chung chứ không chỉ bệnh tiểu đường.

(Nguồn: www.positivemed.com)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!