Ngày nay, không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng tiếp xúc rất sớm với các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nhiều bố mẹ còn cho con dùng các công nghệ này cả ngày. Song việc cho bé lạm dụng công nghệ như smartphone hay máy tính bảng quá nhiều có gây hại gì không?
1. Bố mẹ không tương tác với con cái
Thực trạng khá quen thuộc hiện nay là hầu như sau giờ ăn tối, mỗi thành viên trong gia đình đều sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop… mà không ai chia sẻ hay tâm sự cùng nhau. Denise Daniels, nhân viên về tâm thần học, cho biết: “Thiết bị sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, cảm xúc và trong nhiều trường hợp, bé không tạo được mối quan hệ cá nhân nào sâu sắc”.
2. Làm bé mất ngủ
Trẻ nghiện chơi thiết bị công nghệ thường ngủ ít. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh phát ra từ màn hình gây ức chế hormone ngủ melatonin, làm thay đổi chu kỳ ngủ – thức tự nhiên của cơ thể.
Sử dụng điện thoại, máy tính bảng vào buổi tối trước khi ngủ gây ra những tác động tiêu cực lên giấc ngủ và nhịp sinh học của cả mẹ và bé. Ước tính khoảng 60% bố mẹ không giám sát việc sử dụng công nghệ của con cái, 75% trẻ em được phép sử dụng công nghệ trước khi ngủ. Chính vì thế, 75% trẻ em từ 9–10 tuổi bị mất ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
3. Ảnh hưởng đến khả năng học tập
Theo các chuyên gia, điện thoại làm xao nhãng sự tập trung, tác động xấu đến khả năng học tập của trẻ. Các trò chơi video hay trực tuyến làm hạn chế khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của của bé, làm chậm sự phát triển cảm quan về thị giác hay vận động.
Ví dụ, trò chơi trực tuyến đã có sẵn hình thức, luật chơi, hình ảnh cũng được thiết kế sẵn, bé chỉ cần tuân theo luật chơi để chiến thắng chứ không thể phát huy trí tưởng tượng của mình. Nếu bạn cho con chơi những trò chơi vận dụng trí óc hay thực hành nhiều như xếp hình, xây nhà, kể chuyện,… bé có thể thỏa sức phát huy sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của mình.
4. Công nghệ khiến trẻ giao tiếp thụ động
Trẻ dành quá nhiều thời gian chơi iPad, điện thoại,… nên con dần mất đi khả năng giao tiếp trực tiếp giữa người với người. Vì thế, việc học hỏi trực tiếp cũng trở nên hiếm hoi.
Nhà tâm lý học Jim Taylor khẳng định: “Trẻ em dành nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ sẽ không phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản”.
Các sản phẩm công nghệ trên không dạy cho trẻ cách điều tiết (sử dụng công nghệ điều độ, không quá lạm dụng) hay cách kiểm soát ham muốn của bản thân. Chính vì vậy, cho bé sử dụng điện thoại hay máy tính bảng sẽ dễ làm bé bị nghiện.
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ bị nghiện thiết bị điện tử thường trở nên ít nói, không có nhiều mối quan hệ xã hội và tự kỷ.
Mời bạn đọc phần 2 để biết 4 điều còn lại nhé!
Manulife – Vun đắp nhịp gia đình
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của dâu tây
- Dành thời gian cho bản thân giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn
- Những tác hại của công nghệ với gia đình và 9 cách giải quyết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!