8 lý do gây mệt mỏi kinh niên

Cần biết - 01/16/2025

Nguyên nhân gây mệt mỏi rất đa dạng và dễ bị bỏ qua, trong đó có cả thói quen thiếu khoa học làm cho tình hình thêm trầm trọng.

Thiếu năng lượng, mệt mỏi là những hiện tượng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Nguyên nhân rất đa dạng và dễ bị bỏ qua, trong đó có cả thói quen thiếu khoa học làm cho tình hình thêm trầm trọng.

1. Không ngủ đủ

Mọi người đều biết, giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà nó còn đảm nhận chức năng 'đại tu' cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đặc biệt là các hoạt động của hoóc-môn tăng trưởng (HGH) hay protein do tuyến yên sản xuất ra, giúp tăng cường sức khỏe chúng, sức khỏe xương và kiểm soát việc thu nạp chất béo (đặc biệt là quanh khu vực dạ dày), giúp cân bằng cholesterol tốt - xấu.

8 lý do gây mệt mỏi kinh niên

Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể mệt mỏi

Ngoài ra, nó còn cần cho não thực hiện các chức năng quan trọng. Một khi thiếu ngủ, HGH sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, suy giảm sức chịu đựng của con người, gia tăng triệu chứng trầm cảm. Do HGH được tiết ra trong khi ngủ, nên mỗi ngày cần ngủ 7 - 8 giờ chất lượng, giúp cơ thể thu nạp đủ năng lượng và giảm mệt mỏi.

2. Lạm dụng thực phẩm 'Junk food'

Junk food là thuật ngữ mới ra đời trong thời gian gần đây, nói về nhóm thực phẩm chứa calo rỗng nếu không nói là vô bổ. Đặc thù của junk food là nhiều đường, nhiều mỡ, muối, gas và phụ gia nhưng lại có chứa rất ít, hoặc không có chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đôi khi, rất khó phân biệt giữa junk food với fast food (thức ăn nhanh) và ngược lại.

Qua nghiên cứu cho thấy junk food làm tăng các chứng bệnh nan y như mỡ máu, béo phì, cao huyết áp, tăng đường huyết, làm cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị trục trặc, phát sinh nhiều chứng bệnh nan y như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... Triệu chứng thường thấy là mệt mỏi triền miên suốt ngày đêm.

3. Không uống đủ nước

Rất nhiều người khi mệt mỏi không biết do đâu, nhưng có một nguyên nhân rất đơn giản là do mất nước. Một ly nước có thể giúp giảm mệt mỏi ngay tức thì, thậm chí còn tốt hơn cả đồ uống ngọt. Uống nhiều nước còn rất nhiều tác dụng, đặc biệt là giữ ẩm miệng, da và giúp máu tuần hoàn tốt, thải độc hiệu quả nên giảm mệt.

Và hãy nhớ nguyên tắc, nếu nước giải có màu vàng rơm sáng trong có nghĩa đã uống đủ nước, sức khỏe tốt. Ngược lại, nếu nước tiểu có màu tối, mùi khai, lượng nước tiểu ít thì phải bổ sung nước ngay cho cơ thể.

8 lý do gây mệt mỏi kinh niên

Nước có vai trò quan trọng trong việc 'vận hành' cơ thể trơn tru

4. Cơ thể suy kiệt vitamin B

Vitamin B rất cần cho ty lạp thể để chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Cơ thể hấp thụ vitamin B dưới dạng lỏng hoặc thuốc, nhưng 99% dân số chung không được cung cấp đủ nguồn dưỡng chất này từ chế độ ăn hàng ngày.

Hãy thử dùng một loại vitamin vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp tăng cường sinh lực, và không hề gây hại bởi bất kỳ lượng vitamin dư thừa đều được bài tiết qua đường nước tiểu.

Nếu xuất hiện triệu chứng năng lượng thấp, mệt mỏi hãy xét nghiệm hàm lượng vitamin B12 và vitamin D. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra định kỳ hai loại dưỡng chất này hàng năm, nếu thiếu cần bổ sung kịp thời. Khi cơ thể hấp thụ không tốt vitamin B12 qua đường uống thì nên thay bằng liều tiêm B12.

5. Cơ thể đang bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng và viêm nhiễm là hai hiệu ứng tiêu cực làm cho cơ thể suy kiệt năng lượng, mệt mỏi. Một trong những mục tiêu để giảm mệt mỏi là kiểm soát 2 triệu chứng này.

Để đạt mục tiêu, mọi người cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt, ví dụ như đánh răng thường xuyên, sử dụng chế phẩm sinh học để điều trị nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm âm đạo và ruột. Để hạn chế nhiễm siêu vi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ngủ đủ, hạn chế chất béo bão hòa và giảm ăn đường, muối, bổ sung đủ nước cho cơ thể.

6. Tăng cường cuộc sống vận động

Mệt mỏi thường xuyên còn do yếu tố it vận động, nằm hay ngồi nhiều... Vì vậy, để giảm bệnh nên tăng cường vận động như đi bộ, chạy bộ, luyện tập các môn thể thao ưa thích tùy theo sức khỏe, điều kiện của bản thân.

Vận động giúp bài tiết nhiều oxit nitric trong lớp lót thành động mạch để giúp máu di chuyển nhanh hơn, bổ sung dưỡng chất tới cho các tế bào của cơ thể. Tóm lại, nên duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập, bất kể khi nào có thời gian rảnh rỗi.

7. Thiếu hụt, suy kiệt hoóc-môn

8 lý do gây mệt mỏi kinh niên

Cơ thể mệt mỏi khiến hiệu quả công việc thấp

Có rất nhiều hoóc-môn có thể giúp cho cơ thể tràn đầy sinh lực, tăng cường cảm xúc hưng phán. Vì vậy các loại hoóc-môn này được ví như đèn pha, nếu cần thì bật lên, mở bên này, tắt ở bên kia, thậm chí có thể làm tăng độ sáng cho đèn pha.

Cơ chế tăng tiết hoóc-môn nằm ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Nếu hoạt động tuyến giáp và tuyến thượng thận có vấn đề thì quá trình sản xuất và điều tiết hoóc-môn bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi đói xuất hiện cảm giác khó chịu và cồn cào nếu không được ăn uống ngay.

Đây là dấu hiệu cho thấy các tuyến thượng thận đang bị trục trặc, vì vậy một khi thiếu hụt, suy kiệt hoóc-môn sẽ làm rối loạn các chức năng cơ thể và dẫn đến mệt mỏi.

8. Cơ thể kháng insulin

Kháng insulin là dấu hiệu tiền đái tháo đường, làm cho cơ thể không sử dụng đường đúng cách cung cấp cho các 'nhà máy sản xuất năng lượng' của cơ thể, chuyển hóa đường thành chất béo lưu trữ chứ không phải đưa vào trong tế bào.

Khi kháng insulin, đường thường được đưa thẳng vào máu, phát sinh bệnh đái tháo đường, và nhiều hệ lụy khác. Chính vì vậy những người mắc bệnh đái tháo đường trước khi phát hiện và điều trị thường mệt mỏi, sút cân và khát nước.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!