8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

Sức Khỏe Giới Tính - 11/24/2024

Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã tìm được bến đỗ bình yên và bận rộn với con cái thì bạn vẫn cảm thấy hôn nhân là... nấm mồ của tình yêu. Liệu có cách nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ kết hôn đầy ám ảnh này?

Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã tìm được bến đỗ bình yên và bận rộn với con cái thì bạn vẫn cảm thấy hôn nhân là… nấm mồ của tình yêu. Liệu có cách nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ kết hôn đầy ám ảnh này?

Cảm giác sợ kết hôn là trạng thái tâm lý lo âu và hoang mang thường xuất hiện khi bạn sắp phải đưa ra quyết định có nên đi đến hôn nhân hay không. Mặc dù là bạn đang có một tình yêu đẹp và mọi thứ đã sẵn sàng cho một đám cưới sẽ diễn ra nhưng nỗi sợ kết hôn vẫn xuất hiện đâu đó…

Hãy cùng xem đâu là nguyên nhân của nỗi sợ kết hôn và làm sao để vượt qua cảm xúc chông chênh này, bạn nhé!

1. Sợ kết hôn vì ràng buộc

8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

Lẽ dĩ nhiên kết hôn chính là sự ràng buộc nhau về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự ràng buộc này không phải chỉ là chiếc nhẫn cưới về mặt hình thức hay tờ giấy đăng ký kết hôn về mặt pháp lý. Hôn nhân chính là cột mốc cho thấy nhiều sự kết nối hơn về mặt tình cảm và trách nhiệm của cả hai.

Bạn đừng nghĩ mình sẽ phải thay đổi bản thân quá nhiều hay bị ràng buộc vào nhiều quy tắc sau hôn nhân. Hãy nghĩ đơn giản là hai bạn sẽ ngày càng yêu thương và gắn bó nhau hơn sau khi kết hôn… 

2. Sợ kết hôn sẽ tổn thương

Những lần vấp ngã trong tình yêu trước đó có thể khiến bạn luôn tạo một lớp vỏ bọc để tránh bị tổn thương. Đến khi sắp phải tiến tới một cột mốc xa hơn, bạn vẫn chưa thể thoát khỏi được những nỗi sợ trong quá khứ và lo lắng cho tương lai.

Vấn đề mấu chốt là bạn cần nhận ra cuộc sống này không hề hoàn hảo và những tổn thương là không thể tránh khỏi.

Thay vì chọn cách phòng thủ và chần chừ, hãy sáng suốt lựa chọn xem sau này ai mới là người thực sự xứng đáng khiến bạn phải suy tư.

3. Sợ kết hôn vì mặc cảm bản thân

8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

Bạn có một câu chuyện tình yêu được ngưỡng mộ với nửa kia là hình mẫu của biết bao nhiêu người. Tuy nhiên, đến lúc cần phải khẳng định mối quan hệ xa hơn, bạn lại bắt đầu hoang mang vì cho rằng mình không đủ tốt hay không xứng đáng.

Bạn hãy nhớ, người ấy yêu bạn vì con người bạn và sự chân thành kết nối trái tim sẽ khiến cả hai càng yêu thương nhau nhiều hơn.

Nếu là tình yêu thật sự, khoảng cách từ tình nhân đến vợ chồng sẽ chỉ khiến hai bạn thêm yêu nhau hơn mà thôi.

4. Sợ kết hôn vì tranh cãi

Tranh luận và những trận cãi vã, xung đột hẳn sẽ là gia vị không thể thiếu trong bất kỳ mối quan hệ nào. Bạn đừng bao giờ nghĩ cặp đôi cãi nhau sẽ dẫn đến chia tay, ly hôn và chỉ toàn điều bất hạnh. Thật ra, chính những mâu thuẫn sẽ giúp hai bạn tìm ra được những khác biệt của nhau để chia sẻ và cảm thông cho nhau nhiều hơn.

Không có một mối quan hệ nào là không trải qua mâu thuẫn cả. Điều quan trọng là bạn hãy học cách thấu hiểu và rút kinh nghiệm qua những xung đột.

5. Sợ kết hôn vì ngại đổi thay

8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

Bạn cảm thấy hoang mang khi nghe người ta vẫn hay than vãn về những điều lãng mạn của lúc yêu đương sẽ dần nhạt phai theo thời gian sau kết hôn? Thực tế là nếu đã lên kế hoạch dành trọn cuộc đời còn lại của mình để gắn kết với ai đó thì bạn chắc chắn sẽ phải chấp nhận những thay đổi.

Sự thay đổi là hiển nhiên vì bạn phải luôn đổi mới mình để những câu chuyện sau hôn nhân vẫn luôn mới mẻ và giữ lửa cho tình yêu.

7. Sợ kết hôn vì sự đánh giá

Có thể bạn sẽ sợ hãi và lo lắng vì mọi người sẽ bắt đầu bàn tán về cuộc hôn nhân của hai bạn. Vấn đề này thường xuất phát từ những lo ngại về khiếm khuyết của bạn hay của nửa kia. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cuộc hôn nhân chỉ là riêng của hai bạn thôi chứ không phải bất cứ ai khác nên bạn chẳng cần phải bận tâm quá nhiều.

Bạn hãy sáng suốt để không bị tác động bởi những bình luận không hay chỉ mang tính tiêu cực, khiến bạn bị lung lay niềm tin vào cuộc hôn nhân sắp tới của mình.

8. Sợ kết hôn vì gia đình người ấy

8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

Nỗi sợ kết hôn này xuất hiện khi sắp tới, bạn phải san sẻ cuộc sống riêng với gia đình của nửa kia, nghĩa là khi bạn sẽ phải ở rể hay làm dâu. Cùng với đó là vô vàn những mối quan hệ họ hàng khiến bạn cảm thấy vô cùng hoang mang và bối rối.

Về những mối quan hệ kéo theo sau hôn nhân, bạn nên thẳng thắn trao đổi với nửa kia để chọn ra giải pháp tối ưu nhất cho một cuộc hôn nhân bền vững.

Dù là bạn đang có ý định hay đối phương đã ngỏ ý quyết định tiến đến hôn nhân thì cũng đừng quá lo lắng bởi vì những trải nghiệm mới sẽ giúp bạn mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Điều bạn cần làm là hãy chia sẻ lo âu của mình với nửa kia để cả hai cùng vượt qua những trăn trở trong lòng và tìm thấy hạnh phúc thật sự!

Tuyết Trinh | HELLO BACSI 

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Làm sao để bạn vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân?
  • 10 bí quyết giúp bạn giảm stress trong hôn nhân
  • 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để tìm lại tình yêu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!