8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

Thiết Yếu - 05/02/2024

Khi con bước vào tuổi ăn dặm nhiều bà mẹ thường cảm thấy lúng túng khi không biết phải bắt đầu cho con ăn dặm từ đâu, ăn gì và ăn sao cho đúng, cũng như làm sao để vừa cho con ăn dặm lại vẫn duy trì được lượng sữa vốn có cho con. Hiểu được điều này hôm nay Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến mẹ 8 nguyên tắc ăn dặm cho con và cách để duy trì sữa mẹ hiệu quả khi cho con ăn dặm.

Khi con bước vào tuổi ăn dặm nhiều bà mẹ thường cảm thấy lúng túng khi không biết phải bắt đầu cho con ăn dặm từ đâu, ăn gì và ăn sao cho đúng, cũng như làm sao để vừa cho con ăn dặm lại vẫn duy trì được lượng sữa vốn có cho con. Hiểu được điều này hôm nay Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến mẹ 8 nguyên tắc ăn dặm cho con và cách để duy trì sữa mẹ hiệu quả khi cho con ăn dặm.

1. 8 nguyên tắc ăn dặm cho con còn bú mẹ

Theo tài liệu "Guiding Principles for Complementary Feeding of the Breastfed Child" - Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2004 có 8 nguyên tắc mẹ nên thực hiện khi cho con ăn dặm như sau:

Nguyên tắc 1

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và chỉ cho bé ăn dặm khi bé đã được 6 tháng song song với bú mẹ.

Tháng 5/2001,Các Chuyên gia của WHO đã kết luận rằng mẹ phải đợi đến khi trẻ đủ 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm vì trong sữa mẹ có nhiều giá trị lợi ích sức khoẻ lâu dài, chứ không có bất kỳ bất lợi nào cho bé. Đồng thời, từ sau 6 tháng tuổi trở đi, nguồn dự trữ của một số vi chất còn dự trữ trong cơ thể bé từ nhau thai đã cạn, nhu cầu của bé tăng lên, do đó, sữa mẹ đến giai đoạn này không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ, nên việc bé ăn dặm để tiếp nhận thêm dưỡng chất từ một số thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ là một việc làm cần thiết.

8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm và song song với bú mẹ.

Nguyên tắc 2

Tiếp tục duy trì sữa mẹ và cho con bú theo nhu cầu thường xuyên cho đến khi con được ngoài 2 tuổi.

Tiếp tục cho con bú sẽ góp phần làm tăng dinh dưỡng và năng lượng cho bé trong năm những đầu đời. Bởi vì sữa mẹ có hàm lượng cao chất béo so với hầu hết các loại thực phẩm bổ sung khác, ngoài ra sữa mẹ là nguồn năng lượng và các axit béo thiết yếu cực kì quan trọng cho sự phát triển của bé. Khi mẹ tiếp tục cho con bú dù con đã được 6 tháng sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng hấp thu dinh dưỡng cho con tốt hơn trong năm đầu đời. Và nếu mẹ cho con bú dài hơn ngoài 1 năm sẽ giúp giảm nguy cơ giảm các bệnh mãn tính, béo phì, nâng cao phát triển nhận thức cho bé.

Nguyên tắc 3

Thực hành "Phương Pháp Cho Ăn Đáp Ứng”

Nguyên tắc cho con ăn đáp ứng có nghĩa là: mẹ chỉ bón/ đút cho những bé nhỏ và giúp bé lớn hơn tự ăn khi bé tự làm được chứ không nên ép con hoặc đút cho con ăn dù con đã có thể tự ăn được một mình.

Khi đút cho con, mẹ nên cho con ăn chậm rãi và kiên nhẫn, thay vì ép bé ăn món bé không thích hãy khuyến khích con ăn, và nếu có nhiều loại thực phẩm bé không muốn ăn, thì mẹ có thể thử thay đổi, phối hợp mùi vị các loại thức ăn với nhau nhằm đánh lạc hướng trẻ.

Ngoài ra phương pháp này cũng khuyến khích mẹ nên thực hiện các cách giúp giảm thiểu yếu tố gây phân tâm trong quá trình ăn uống của trẻ bằng cách vừa cho con ăn vừa trò chuyện và luôn nhìn bé.

Nguyên tắc 4

Thực hành các nguyên tắc vệ sinh đúng và bảo quản thực phẩm an toàn

Với nguyên tắc này, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay cho mình khi chuẩn bị thức ăn và rửa tay cho cả bé khi con ăn, dùng các loại dụng cụ sạch để chế biến và bảo quản thức ăn. Dọn thức ăn vào cốc, bát sạch để cho bé ăn, và tránh cho bé ăn dặm bằng bình vì bình rất khó vệ sinh. Theo các chuyên gia việc chú ý thực hành thói quen giữ vệ sinh tốt nhất trong quá trình chuẩn bị thức ăn và cho ăn là một việc làm rất quan trọng nhằm giúp phòng ngừa các bệnh tiêu hoá cho trẻ.

Nguyên tắc 5

Tăng dần đặc loãng và mức độ phong phú của thực phẩm khi bé đã lớn dần, phù hợp với khả năng và nhu cầu của bé.

Bé nhỏ có thể ăn thức ăn các loại đồ ăn xay, nghiền, mềm và loãng từ lúc bắt đầu đạt 6 tháng tuổi. Đến tháng tuổi thứ 8, hầu hết các bé có thể ăn thức ăn cầm tay khi ăn các bữa phụ. Đến tháng thứ 12 hầu hết các bé đã có thể ăn theo các món ăn trong bữa ăn của cả nhà vì thế mẹ nên chú ý dinh dưỡng trong các bữa ăn của con.

Nên tránh để con ăn những thực phẩm dễ gây hóc/ nghẹn như một số loại hạt, quả nho, cà rốt sống. Mẹ cũng nên lưu ý, khi bé ăn thực phẩm quá cứng so với độ tuổi, bé sẽ ăn được rất ít và thời gian để con ăn xong 1 món thường lâu hơn, ảnh hưởng đến tổng lượng chất mà bé ăn được trong 1 bữa vì thế mẹ chỉ nên chọn những món mềm, dễ ăn và dễ nuốt cho con để làm đa dạng đồ ăn con có thể ăn.

8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

Nguyên tắc 6

Số lượng bữa ăn dặm và mức độ năng lượng trong thức ăn dặm.

Tăng dần số bữa ăn phù hợp với tháng tuổi. Số lượng bữa ăn cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ cung cấp năng lượng của các loại thức ăn cũng như số lượng của mỗi bữa ăn.

Đối với những em bé còn bú mẹ, khoẻ mạnh thì trong giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi mẹ chỉ nên ăn 2 - 3 bữa nhỏ / ngày, và 3 - 4 bữa từ 9 đến 11 tháng. Cũng với thực đơn như vậy nhưng đến từ tháng 12- tháng thứ 24 mẹ nên cho con ăn thêm 1 - 2 bữa phụ có chất xem kẽ các bữa ăn chính nữa. Tuy nhiên, nếu như mức độ dinh dưỡng và lượng thức ăn mỗi bữa thấp, hoặc bé không còn được bú mẹ nữa, thì bé phải ăn nhiều bữa hơn.

Nguyên tắc 7

Dưỡng chất có trong thức ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn phong phú các loại dưỡng chất để đảm bảo bé hấp thu đầy đủ các loại dưỡng chất có lợi. Những loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng... Trái cây và rau củ giàu vitamin A và chất béo đều là những chất cần được bổ sung vào cơ thể trẻ hàng ngày. Bên cạnh đó mẹ cũng cần tránh việc cho bé uống nhiều nước giải khát có dinh dưỡng thấp như soda, nước ngọt, trà... ngay cả nước ép trái cây cũng nên cho con uống giới hạn để không làm giảm đi lượng chất giàu dinh dưỡng khác cần có cho bé trong sữa mẹ.

Nguyên tắc 8

Ăn uống trong và sau khi bé bị ốm

Tăng cường uống nhiều hơn là ăn, đặc biệt là nên cho con bú nhiều sữa mẹ trong thời gian bệnh. Khuyến khích bé ăn các thực phẩm dạng mềm, phong phú, ngon miệng mà bình thường bé thích ăn. Sau khi bé đã khỏi bệnh, dọn cho bé nhiều thức ăn hơn bình thường một chút và khuyến khích bé ăn nhiều hơn.

>>> Xem thêm: Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm

2. Cách duy trì sữa mẹ cho con khi bước vào tuổi ăn dặm

Dung lượng lưu trữ sữa của mỗi bầu vú

Đây là dung lượng sữa trong bầu vú ở thời điểm mà vú căng đầy nhất. Dung lượng này ở mỗi người là khác nhau. Khi bầu vú đầy, cơ thể người mẹ sẽ tự nhận tín hiệu đã đủ và sẽ ngưng sản xuất sữa, vì thế khi bầu vú càng trống thì tốc độ sản xuất sữa càng nhanh. Chính vì thế mà WHO và UNICEF đã khuyến cáo mẹ nên cho con bú trực tiếp và bú theo nhu cầu của con, vì con sẽ tự biết khi nào cần bú lại để thu được đủ lượng sữa mà cơ thể bé cần còn cơ thể mẹ sẽ biết tự sản xuất sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của con.

8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

Tự tìm hiểu cơ thể mình và xác định số lần cho con bú phù hợp

Tuỳ theo dung lượng của bầu vú, và số lần mẹ cho trẻ bú TỐI THIỂU mà cơ thể mẹ duy trì cơ chế tạo sữa lâu dài là khác nhau. Có người chỉ cần từ 4-5 cữ bú 1 ngày là đủ, có người phải cần tối thiểu từ 9-10 cữ/ ngày. Vì vậy người mẹ phải tự hiểu cơ thể mình và cảm nhận được bản thân cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Khi số cữ bú trong ngày xuống thấp hơn con số mẹ dự đoán, thì cơ thể sẽ tự dự đoán mẹ đang khởi động giai đoạn cai sữa, để tự giảm sữa rõ rệt. Do đó, nếu như mẹ không muốn cai sữa, thì cần phải biết được con số lần có thể cho con bú của mình, và đừng giảm số cữ bú hút xuống thấp hơn con số đó.

Số cữ vắt sữa trong ngày nếu khi đi làm lại và giữ cữ bú đêm cho trẻ

Việc phải đi làm ban ngày và hạn chế về thời gian, địa điểm cũng như nơi thuận tiện để hút sữa có giới hạn, nên nhiều bà mẹ chỉ có thể vắt sữa được 1 lần trong ngày, hoặc tốt hơn là được 2 lần. Cộng với số lần cho con bú một trước khi đi làm và một lần sau khi vừa đi làm về. Nhìn chung số lần như vậy là hợp lý với những ai có lượng sữa ít hoặc vừa, mẹ nên cho con bú thêm một lần vào bữa khuya nếu cảm thấy mình còn nhiều sữa và duy trì các cữ sữa như thế hàng ngày để tránh làm mất sữa.

Tận dụng luật lao động và thời gian sau thai sản

Luật lao động Việt Nam cho phép bà mẹ được nghỉ thai sản trong khoảng thời gian 6 tháng và sau đó được giảm 1 giờ làm việc mỗi ngày để nuôi con, cả hai quyền lợi này được áp dụng nhằm khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, và để mẹ có thời gian bơm hút sữa ít 2 lần một ngày, khi đi làm trở lại. Vì thế các mẹ nên thẳng thắn thảo luận nhu cầu này trực tiếp với sếp hoặc phòng nhân sự để tìm ra giải pháp sáng tạo nhất để bơm hút sữa đầy đủ trong ngày.

8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

Ưu tiên cho con bú hơn là ăn

Nhiều ông bà bố mẹ thường có quan niệm sai lầm là luôn ưu tiên ăn hơn bú. Vì thế khi trẻ có thể ăn dặm, cha mẹ thường ép trẻ cố ăn thật nhiều, và sau khi ăn xong mới cho bé bú thêm mà không biết rằng trong những năm đầu đời sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bé. Đến tháng 12, sữa mẹ vẫn chiếm đến 1/2 dinh dưỡng và sau 2 năm sữa mẹ chiếm 1/3 dinh dưỡng của bé. Đối với mẹ có nguồn sữa vẫn dồi dào nên cho con bú trước khi ăn, cách này sẽ giúp bé bú mẹ nhiệt tình và kích thích cơ thể mẹ tạo sữa tốt hơn, dễ dàng hơn và duy trì lượng sữa được tạo ra lâu dài.

Trên đây là 8 nguyên tắc ăn dặm cho con và cách duy trì sữa mẹ khi con bước vào tuổi ăn dặm mà mẹ nên biết, hi vọng với những thông tin mà Lily & WeCare vừa cung cấp bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có thể chăm sóc con tốt hơn.>>> Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với sự phát triển của bé

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!