Suy nghĩ nhiều về biến cố căng thẳng trong quá khứ: Suy nghĩ về một biến cố căng thẳng từ quá khứ có thể khiến bạn bị trầm cảm. Thay vì nhớ lại những biến cố không thể thay đổi, hãy tăng cường các năng lượng tích cực như lập kế hoạch cho tương lai hoặc tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.
Thói quen hay phàn nàn: Bạn có thể nghĩ rằng cứ gọi cho một người bạn để phàn nàn kể lể về những “đen đủi” của bạn sẽ giúp giải phóng những cảm xúc tiêu cực. Nhưng thay vì “vơi đi” bớt cảm xúc xấu, các nghiên cứu cho thấy chia sẻ các điều tồi tệ thiếu chọn lọc có nhiều khả năng khuếch đại những cảm xúc tiêu cực, khiến bạn bị “mắc kẹt” trong một tâm trạng xấu hơn.
Thói quen “tự phê”quá mức: Cho dù tự phê bình là cần thiết để tiến bộ hơn, nhưng nếu sự tự phê bình thái quá hoặc quá khắc nghiệt với bản thân có thể là một thói quen không tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Sự tự phê bình khắc nghiệt làm tăng các triệu chứng trầm cảm. Mặt khác, lòng từ bi rộng lượng tốt hơn cho sức khỏe tâm lý và khả năng phục hồi sức khỏe cao hơn. Thay đổi cách bạn nghĩ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Lệ thuộc các trang mạng xã hội: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người càng dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội, càng cảm thấy cô lập hơn. Và sự cô lập xã hội tác động xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Nghiên cứu cho thấy cảm giác ghen tị với bạn bè trên phương tiện mạng xã hội có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy thời gian dành cho mạng xã hội làm giảm tâm trạng tích cực của mọi người. Thay vì dành hàng giờ lướt web, bạn nên đầu tư thời gian và năng lượng của mình vào các tương tác trực tiếp. Ăn trưa với bạn bè, gọi điện thoại cho ai đó hoặc ăn tối với gia đình... sẽ cải thiện đáng kể sự hưng phấn và năng lượng tích cực của bạn.
Thói quen thức khuya: Bạn có thể nghĩ rằng ngủ muộn sẽ giúp bạn làm thêm được vài việc trước khi đi ngủ. Và bạn sẽ ngủ muộn hơn vào ngày mai để bù lại. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn thức khuya và dậy muộn có thể làm tăng nguy cơ xấu cho sức khỏe. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Y học giấc ngủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng thời gian ngủ muộn có liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh cao hơn và lượng rau ăn vào thấp hơn, đặc biệt là ở nam giới. Ngoài ra, những người thức khuya ít có khả năng hoạt động thể chất hơn.
Thói quen tiêu tiền không hợp lý: Các nhà nghiên cứu đã kết luận, nguy cơ sức khỏe tâm thần cao gấp 3 lần ở những người mang nợ nần. Thậm chí còn cho thấy có một liên kết cao hơn giữa tự sát và nợ nần. Vì vậy, hãy quản lý ngân sách và chi tiêu trong giới hạn của bạn, điều này có tác động tích cực đến cuộc sống của bạn.
Ngồi xem tivi quá nhiều ảnh hưởng xấu đến bộ não.
Ngồi xem ti vi lâu: Nằm nhiều trên một chiếc ghế dài xem ti vi là không tốt cho cơ thể, ngoài ra xem TV quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu cho bộ não. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người trung bình xem TV hơn 3 giờ mỗi ngày trong 25 năm có kết quả kém trên các bài kiểm tra nhận thức so với những người xem TV ít hơn.Thay vì dành thời gian xem truyền hình, bạn hãy dành cho hoạt động thể chất là “chìa khóa” tốt cho sức khỏe não bộ.
Thói quen bỏ bữa: Bỏ ăn sáng hoặc bữa trưa vì giảm cân hay bận việc có thể có hại hơn bạn nghĩ. Bỏ qua một bữa ăn không có nghĩa là tiêu thụ ít calo hơn, hầu hết mọi người sẽ ăn nhiều hơn vào bữa ăn tiếp theo để bù đắp. Bỏ bữa còn tạo ra những thay đổi trao đổi chất nguy hiểm tiềm ẩn. Bỏ bữa dẫn tới mức đường huyết lúc đói tăng cao và đáp ứng insulin chậm tạo tiền đề cho bệnh đái tháo đường.Hãy dành thời gian cho bữa ăn và ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn luôn tràn đầy sinh lực suốt cả ngày, đồng thời giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!