Khi nào bạn cần phải kiểm tra sức khỏe? Liệu có phải chờ đến khi có dấu hiệu phát bệnh ở đâu đó? Theo các chuyên gia, khi đau mới khám thì đã quá muộn.
ể biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đang ở ngưỡng nào, có một cách đơn giản để bạn tự kiểm tra, đó chính là một số dấu hiệu mà cơ thể nhắc bạn cần phải chú ý càng sớm càng tốt.
1. Không thể gác đồ lên kệ cao
Động tác này có thể kiểm tra được độ dẻo dai của phần lưng và đùi. Nếu như phần lưng có vấn đề sẽ dễ bị đau nhức toàn thân.
Khi bạn không đỡ được đồ vật (hành lý) lên cao khi đi tàu xe, hoặc các kệ tủ cao, hãy coi chừng và chú ý điều chỉnh kịp thời.
'Đi giật lùi' giúp tăng cường độ dẻo dai của các cơ lưng, giúp phần lưng càng khỏe mạnh và linh hoạt, đồng thời nâng cao sự sản sinh nguồn năng lượng mới, giúp lưng giảm đau nhức.
2. Khó bưng bê đồ nặng lên xuống cầu thang
Nếu như mới leo có mấy tầng cầu thang mà bạn đã cảm thấy khó thở, hơi thở ngắn có nghĩa là chức năng phổi của bạn có vấn đề. Cần quan tâm đến phổi và tập hít thở sớm.
Trong lúc làm việc bạn nên tận dụng giờ nghỉ trưa để đi lên xuống cầu thang, khi lên xuống cầu thang chú ý vận động các cơ bắp chân, hông và bụng.
3. Buổi sáng ngủ dậy cảm thấy uể oải, bơ phờ
Đây là biểu hiện của người rất lười vận động hoặc ngồi một chỗ quá lâu khiến cho cơ thể mệt mỏi.
Chuyên gia kiến nghị rằng bạn nên duy trì thói quen tập thể dục, ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần ít nhất là 30 phút. Chỉ có tập thể dục mới giúp bạn nhanh nhẹn, tỉnh táo, cải thiện tinh thần.
4. Cánh tay đau khi cầm vật nặng
Giả sử 2 tay cầm 2 chai có trọng lượng khoảng 3kg, cánh tay của bạn cảm thấy đau hoặc mỏi.
Kiểm tra này không chỉ nhằm vào cơ bắp tay mà còn kiểm tra xem cơ vai, cơ lưng, cơ ngực, cơ đầu gối… có đạt 'tiêu chuẩn' không. Nếu khó khăn trong việc này, bạn nên chú ý rèn luyện ngay.
Dùng tạ với các trọng lượng khác nhau để rèn luyện cơ bắp, mỗi tuần nên tập luyện 5 – 7 lần. Có thể thay thế tạ bằng các chai nước lớn nhỏ theo thể trạng của bạn.
5. Nhịp tim đập nhanh khi nhảy bật khoảng 10 lần
Lúc ở nhà, bạn thử nhảy lên cao như nhảy dây liên tục 10 lần, nếu có dấu hiệu tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp (trừ người có yếu tố bệnh tật) thì coi chừng sức khỏe tim mạch của bạn.
Thông thường có thể cải thiện tình hình này bằng cách tập thể dục nhiều hơn, tập thể dục thường xuyên. Hãy thử kết hợp chạy nhanh với đi bộ để cải thiện sức chịu đựng của cơ thể, bảo vệ tim mạch. Tập đều đặn để cải thiện thể lực và nhịp tim.
6. Không cúi được người để làm việc với bàn tay ra xa
Nếu cơ thể lúc co duỗi cảm thấy khó khăn bạn cần phải chú ý về vấn đề xương khớp, hãy cẩn thận và kiểm tra xem bạn có thể mắc phải các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm khớp, hoặc là triệu chứng của bệnh tim mạch hay không.
Cách nhanh nhất để khắc phục là luyện tập co duỗi, gập người ít nhất 5 phút/ngày để cải thiện tình trạng này.
7. Không thể co chân sau chạm mông
Nếu như bạn làm động tác này rất khó khăn, có nghĩa là sức khỏe của bạn không đạt yêu cầu. Bạn có thể tập luyện theo 2 bài đơn giản là leo 2 bậc cầu thang một lúc và thường xuyên luyện tập đá chân ra sau.
Người không tập luyện, xương khớp sẽ cứng dần, không chỉ giảm chất lượng sống khi tuổi cao, mà còn giảm tuổi thọ.
8. Hai chân đứng yên, thân người không thể quay nhìn ra phía sau
Nếu bạn gặp dấu hiệu này, bạn nên thường xuyên vận động xoay hông nhằm tăng cường cơ lưng và chức năng khớp, phòng tránh các bệnh như đau thắt lưng mãn tính, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…
Tất cả các bệnh về xương khớp dù tiến triển chậm nhưng lại gây hậu quả nặng nề, khó hồi phục. Bạn nên lên lịch rèn luyện và chăm sóc xương càng sớm càng tốt.
9. Khó thở khi nhảy 10 phút với tiết tấu nhạc nhanh
Nếu như bạn mắc phải tình trạng này có khả năng chức năng tim phổi và cơ bắp của bạn đang có vấn đề.
Bạn nên chú ý luyện tập thể thao, kiên trì mỗi ngày từ 10 -15 phút với các bài tập luyện đấm đá, chạy nước rút để có một hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
*Theo Health/TT
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!