1. Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao
Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì hiện tượng này có thể do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra.
Nếu bạn cảm thấy những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng có vấn đề. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.
2. Tiếng nổ trong đầu trước khi ngủ sâu
Theo Womansday, đây được gọi là 'hội chứng nổ đầu', thường xảy ra trước khi bạn ngủ sâu. Những người từng bị hiện tượng này cảm thấy một âm thanh như tiếng súng hoặc một cuộc đụng độ xảy ra bên trong đầu.
Bạn đang hướng tới giấc ngủ sâu, nhưng cơ thể vẫn chưa đạt được sự nghỉ ngơi hoàn toàn nên các giác quan vẫn đang ở chế độ tiếp nhận thông tin.
3. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên
Bác sĩ Geier cho biết, hiện tượng này có thể do bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ. Đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh.
Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến nó bị tổn thương. Ngoài ra, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tiếng kêu rắc rắc ở cổ khi ngoẹo đầu sang bên có thể là do bạn bị tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ (Ảnh: Womansday)
4. Tiếng ù ù trong tai
Hầu như ai cũng từng bị ù tai tại thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tai-mũi-họng Jennifer Derebery, cựu chủ tịch của Học viện Tai mũi họng Mỹ thì, nếu tiếng ù trong tai lớn, liên tục và chỉ xảy ra trong một tai, thì bạn nên đi khám sớm vì có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thính lực. Bên cạnh đó, căng thẳng, caffein hay thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
5. Tiếng rắc rắc ở hàm khi ngáp
Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt ở Long Beach, California cho biết đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh ghê rợn và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương.
Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.
6. Thở khò khè khi xoay người
Động tác xoay người trong tập thể dục có thể làm bạn phát ra một tiếng thở khò khè. Khi bạn xoay, không khí bị buộc đi ra khỏi phổi hoặc dạ dày bằng một đường thở hẹp, gây ra âm thanh khò khè. Trừ khi bạn cảm thấy khó thở thì đây là một hiện tượng hết sức bình thường và bạn không cần thay đổi thói quen tập thể dục.
7. Tiếng ùng ục ở dạ dày
Khi bạn đói thì việc nhìn, ngửi hoặc thậm chí nghĩ đến thực phẩm cũng có thể kích thích não bắt đầu quá trình tiêu hóa. Uống một ly nước hoặc cà phê cũng gây ra tiếng 'ùng ục' khi chất lỏng đi vào dạ dày.
Thật may mắn là hiện tượng này vô hại, không liên quan đến những vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác như chảy máu dạ dày, đường ruột....Lúc này bạn nên tránh các đồ uống có ga, chất ngọt nhân tạo để làm dịu tiếng ồn trong dạ dày.
Tiếng 'ùng ục' ở dạ dày là hiện tượng vô hại, không liên quan đến các vấn đề tiêu hóa (Ảnh: Womansday)
8. Tiếng kêu rắc rắc ở đầu gối đi bộ xuống cầu thang
Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của Bệnh viện phẫu thuật đặc biệt ở thành phố New York, hiện tượng này không có gì lo lắng nếu thỉnh thoảng mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau.
Tuy nhiên, trong trường hợp thường xuyên bị như vậy, lại kèm theo cơn đau thì có thể do thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp. Điều trị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình hình.
9. Nghe thấy tiếng tim đập trong tai
Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình. Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng.
Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffein vào cơ thể. Đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!