1. Ấn Độ có 32 di sản thế giới được UNESCO công nhận: Trong khi đó, nước Mỹ chỉ có 23 di sản. Đền Taj Mahal là một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế giới, cùng pháo đài ở Rajasthan, tuyến đường sắt trên núi ở Shimla, Darjeeling, Nilgiri Hills, dãy núi Western Ghats ở phía tây nam, hang động Ajanta và Ellora ở Maharashtra và rất nhiều công viên quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã khác.
Đền Taj Mahal là một trong những di sản nổi tiếng nhất Ấn Độ
2. Các tôn giáo chính trên thế giới đều hiện diện ở Ấn Độ: Mặc dù khoảng 80% người Ấn theo đạo Hindu, đất nước này vẫn là quê hương của nhiều tôn giáo lớn nhỏ. Cộng đồng Thiên Chúa giáo sinh sống ở Kerala và Goa. Cộng đồng Do Thái có mặt ở vùng Jewtown. Các ngôi đền Jain tinh xảo với những bức tượng cẩm thạch có ở khắp Delhi, Rajasthan, và Gujarat.
Những địa danh Phật giáo quan trọng trải khắp các vùng Uttar Pradesh và Bihar, gần nơi đức Phật chào đời và sinh sống trước kia. Đạo Sikh phổ biến ở Punjab, đền vàng Amritsar là một trong những nơi linh thiêng và đẹp nhất Ấn Độ.
Đạo Hồi chỉ chiếm 14% dân số, nhưng các thánh đường, bảo tàng, tượng đài có ở khắp đất nước. Trên thực tế, Ấn Độ có số người theo đạo Hồi lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Indonesia.
3. Ấn Độ có số người ăn chay lớn nhất thế giới: Mặc dù không phải tất cả người theo đạo Hindu đều ăn chay và không phải người Ấn Độ nào cũng theo đạo Hindu, ăn chay là một phần quan trọng trong đạo Hindu. Khoảng 20-40% người Ấn ăn chay.
Ấn Độ có cộng đồng người ăn chay lớn nhất thế giới
4. Ấn Độ có những bưu điện đẹp và kỳ quặc: Đất nước này có hệ thống bưu điện lớn nhất thế giới, bưu điện xuất hiện cả ở những nơi không ngờ tới.
Thị trấn Hikkim ở Himachai Pradesh là nơi có bưu điện lớn nhất thế giới. Hồ Dal ở Kashmir còn có một bưu điện nổi trên mặt nước với một bảo tàng tem có thiết kế giống như một nhà thuyền. Vào những năm 1970, một số thị trấn ở Rajasthani còn dùng lạc đà làm bưu điện lưu động.
5. Varanasi là một trong những thành phố có người sinh sống lâu đời nhất thế giới: Thành phố được xây dựng từ hơn 3.000 năm trước đây, nằm tại một trong những vị trí linh thiêng nhất bên bờ sông Hằng. Nhiều người Hindu dự định sẽ chọn đây là nơi kết thúc cuộc đời với hy vọng thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Varanasi là một trong những nơi linh thiêng nhất bên bờ sông Hằng
6. Ấn Độ là nước nói tiếng Anh lớn thứ 2 thế giới: Số người nói tiếng Anh ở đây chỉ xếp sau Mỹ. Tiếng Anh là một trong 22 ngôn ngữ chính thức, được chính phủ dùng song song với tiếng Hindi. Mặc dù chỉ khoảng 10% người Ấn biết tiếng Anh, nhưng với dân số khổng lồ ở Ấn Độ, du khách có thể yên tâm giao tiếp được với dân bản địa ở bất cứ đâu.
7. Bang Uttar Pradesh ở bắc có thể được coi là 'đất nước' đông dân thứ 5 thế giới: Uttar Pradesh có dân số hơn 200 triệu người, nhiều hơn cả Nhật Bản, Mexico, thậm chí Nga. Bang có diện tích hơn 243.000 km2, rộng bằng bang Michigan của Mỹ.
8. Kumbh Mela là sự kiện đông người nhất thế giới: Đây là lễ hành hương của người Hindu, được tổ chức 3 năm một lần, lần lượt ở Allahabad, Haridwar, Nashik, và Ujjain.
Lễ Mela ở Allahabad được tổ chức 12 năm một lần là sự kiện lớn nhất và linh thiêng nhất. Trong lễ Kumbh Mela gần đây nhất ở Allahabad năm 2013, có khoảng 100 triệu người đến tắm ở sông Hằng và sông Yamuna trong 55 ngày.
Lễ Kumbh Mela năm 2013 thu hút 100 triệu người tham gia
9. Ấn Độ từng là trung tâm thời trang thế giới: Trong thời cổ đại, các sản phẩm may mặc ở Ấn Độ được bán khắp thế giới. Đây cũng là nơi có loại lụa và vải bông tốt nhất thế giới.
Một trong những ảnh hưởng dưới thời thuộc địa Anh vào thế kỷ 19-20 là sự suy tàn của ngành dệt may do người Anh, muốn phá hủy nền công nghiệp này của Ấn Độ để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Ngày nay, ngành thời trang của Ấn Độ lại nở rộ với những tuần lễ thời trang được tổ chức ở Delhi, Mumbai và Banglore.
10. Ấn Độ có các giếng nước được chạm khắc công phu ở các sa mạc: Miền bắc và tây có khí hậu khô, nên những nơi này đều rất khan hiếm nước. Người dân phải đào giếng sâu dưới lòng đất để lấy nước.
Nhiều giếng ở Delhi, Rajasthan và Gujarat được chạm khắc và trang trí đẹp như đền thờ. Các bậc đá zigzag dẫn xuống dưới sâu cùng các đường hầm, hành lang trổ khắp trong giếng. Đây còn là nơi gặp gỡ của mọi người, đặc biệt là phụ nữ trong nhiều thế kỷ.
Giếng được xây dựng cầu kỳ như một ngôi đền
11. Meghalaya là nơi ẩm ướt nhất trái đất có người sinh sống: Mawsynram, một ngôi làng ở Khasi Hills, có lượng mưa trung bình mỗi năm tới 1.186 cm. Cách đó không xa, làng Cherrapunji giữ vị trí á quân
Chợ gia vị lớn nhất thế giới Khari Baoli
12. Khari Baoli ở Delhi là chợ gia vị lớn nhất thế giới: Khu chợ này có tuổi đời ít nhất 4 thế kỷ, bán buôn các loại trái cây sấy, hạt và các nguyên liệu làm kẹo cùng các loại gia vị phong phú.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!