Sau đây là một số món ăn, thức uống giải nhiệt.
Canh đậu nành củ cải phòng chống cảm nắng, nóng, sốt nhẹ, ho
Cháo đậu xanh:Đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo cho ăn thường ngày. Dùng cho bệnh nhân mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa, trúng độc do ăn uống.
Canh đậu nành, cải củ:Đậu nành 50g, cải củ 20g, thái lát, hành ta 3 củ thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp có tiền triệu cảm nắng cảm gió sốt nhẹ, sợ gió, ho.
Ô mai giải khát: Ô mai dầm nát, cho thêm nước, thêm đường trắng, điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị, dùng uống thay trà. Dùng uống vào mùa nóng. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, vã mồ hôi khát nước.
Canh đậu nành củ cải (Ảnh minh họa: Internet)
Trà kim ngân hoa cúc: Kim ngân hoa 10 - 12g, cúc hoa 10 - 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.
Nước thanh quả lô căn: Trám 10g, rễ sậy 30g, đường phèn 30g. Trám đập vụn; tất cả sắc hãm 30 phút, gạn lấy nước, hòa đường; cho uống. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.
Song cát thang: Khổ qua tươi 250g, cát căn tươi 250g. Rửa sạch thái lát; sắc hãm cho uống. Ngày 1 lần, đợt 2 - 3 ngày. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (sốt Dengue) mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc.
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo:Tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.
Tang cúc đạm trúc ẩm:Tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, ho khan ít đờm, vã mồ hôi (cảm mạo phong nhiệt), viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ).
Lương y Thảo Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!