Ăn thô có hại cho dạ dày trẻ em hay không?

Thiết Yếu - 05/03/2024

Gần đây, những quan điểm cập nhật mới nhất về dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên cho trẻ làm quen sớm hơn với thức ăn thô so với các tài liệu cũ. Ngay sau khi quan điểm này ra đời, nó đã vấp phải những tranh luận trái chiều liên quan đến ảnh hưởng của thức ăn thô đến dạ dày.

Gần đây, những quan điểm cập nhật mới nhất về dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên cho trẻ làm quen sớm hơn với thức ăn thô so với các tài liệu cũ. Ngay sau khi quan điểm này ra đời, nó đã vấp phải những tranh luận trái chiều liên quan đến ảnh hưởng của thức ăn thô đến dạ dày.

Thực tế, việc ăn thô đúng cách không có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi vì:

1. Nhiệm vụ nghiền nát thức ăn thuộc về cơ nhai ở miệng

Trước đây, người ta hiểu nhầm rằng dạ dày làm nhiệm vụ nghiền nát thức ăn để tiêu hóa. Do đó, họ cho rằng ăn thức ăn thô có hại cho dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ nghiền nát thức ăn phục vụ tiêu hóa thuộc về các cơ nhai ở miệng, hàm răng và lưỡi. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày được thực hiện theo cơ chế cơ học là co bóp nhào trộn thức ăn và cơ chế hóa học nhờ vào dịch vị do các tế bào tuyến của dạ dày chế tiết. Trong quá trình này, thức ăn cũng được nghiền nhỏ hơn, nhưng tác dụng nghiền nát thức ăn không đáng kể và không phải cơ chế quan trọng.

Ăn thô có hại cho dạ dày trẻ em hay không?

Chỉ khi nào thức ăn không được nghiền nát ở miệng thì mới gây hại cho dạ dày.

2. Thức ăn nghiền không hẳn giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn

Một quan điểm khác cho rằng thức ăn nghiền nát giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Thức ăn nghiền chỉ giúp trẻ dễ nuốt hơn. Dù là thức ăn thô hay thức ăn nghiền thì xuống đến dạ dày và ruột non sẽ được tiêu hóa và hấp thu cùng cơ chế như nhau nhờ dịch vị, dịch mật, dịch tụy và dịch ruột. Trẻ mới tập ăn dặm, chất xơ không được tiêu hóa nên trẻ ăn rau sẽ đi ra nguyên rau, đó là điều bình thường. Các nhóm chất đạm, tinh bột trong thịt, cơm, ngũ cốc... đều được tiêu hóa hết.

Thức ăn thô không gây hại cho dạ dày mà còn giúp trẻ phát triển kĩ năng ăn nhai, giúp trẻ tự ăn tốt hơn. Thức ăn nghiền chỉ giúp trẻ phát triển phản xạ nuốt, ăn thức ăn nghiền kéo dài quá lâu sẽ tạo thành thói quen khiên trẻ gặp vấn đề với việc ăn thô về sau.

Điều quan trọng để việc ăn thô sớm đạt hiệu quả, phát huy tác dụng là phải cho ăn đúng thời điểm, đúng cách.

Có thể tập cho trẻ ăn thô từ thời điểm 6 - 8 tháng tuổi, đây là lúc bé có các biểu hiện thích thú khi nhìn người lớn ăn, thường chóp chép miệng làm theo và có tiết nước bọt. Ăn thô quá sớm trước thời điểm 4 tháng là không nên vì thời điểm này, quá trình tiêu hóa ở miệng còn hạn chế, các cơ chế tiết nước bọt chưa phát triển cũng như trẻ chưa có các kĩ năng cần thiết để thực hiện các phương pháp này như: khả năng điều khiển đầu thân, khả năng ngồi khi có điểm tựa, khả năng với lấy thức ăn đưa vào mồm... Và, cũng như đã nói ở trên, đừng cho trẻ bắt đầu ăn thô muộn (khoảng 2 tuổi), khi trẻ đã đủ răng, vì điều này làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành phản xạ nhai.

Ăn thô có hại cho dạ dày trẻ em hay không?

Thời điểm mới bắt đầu tập ăn thô trẻ có thể có phản xạ nôn trớ do chưa sẵn sàng với việc tự ăn. Đây là phản xạ bình thường để bảo vệ cơ thể, cha mẹ không nên quá lo lắng hay khiến trẻ sợ hãi mà nên khuyến khích trẻ làm lại từ từ và tập cho trẻ quen dần.

Thêm nữa, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu đến từ sữa.Việc tập cho trẻ ăn thô mục đich chính để trẻ làm quen và tự lập hơn và vẫn cần cho trẻ ăn đủ sữa theo nhu cầu chứ không phải như nhiều phụ huynh lầm lẫn chỉ cho trẻ ăn thức ăn thô đơn thuần khiến trẻ gặp phải những vấn đề do thiếu năng lượng và dinh dưỡng.

Lily & WeCare mong rằng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc ăn thô của trẻ và thực hành biện pháp này thật đúng, đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!