Người phụ nữ giấu tên có 2 con, bé gái đầu lòng và bé trai mới 2 tháng tuổi. Con trai cô vừa bị lây bệnh ho gà từ chị gái - cô bé không được tiêm vắc-xin. Nhưng thay vì bày tỏ sự hối hận đã để con đối mặt với nguy hiểm, người mẹ vẫn kiên quyết bảo vệ quyết định của mình dù cô bị chỉ trích rất nhiều khi ở bệnh viện.
Mặc dù người mẹ này đã được các phụ huynh có chung niềm tin với cô và từng trải qua tình huống tương tự ủng hộ, nhưng cô vẫn bị cộng đồng mạng lên án gay gắt vì đã để con mắc một căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Bà mẹ 2 con viết trên Facbook: 'Tất cả chúng ta đều muốn tốt cho con. Tôi là một người mẹ đã không tiêm vắc-xin cho con. Con trai tôi hiện 2 tháng tuổi. Lúc này, tôi đang ở viện chăm con. Cháu bị ho gà và bác sĩ nói với tôi rằng, con trai tôi lây bệnh từ chị gái. Tôi đã không cho con gái tiêm vắc-xin. Tôi đã bị chỉ trích cả ngày rồi nhưng vẫn kiên định với niềm tin của mình. Có ai có con bị bệnh nguy hiểm vì anti vắc-xin không? Làm ơn hãy để lại bình luận. Con tôi đang bệnh rất nặng và thật khủng khiếp khi phải nhìn con như thế. Tôi cần đôi lời động viên rằng tôi đã làm đúng'.
Chia sẻ câu chuyện con trai bị ốm rất nặng, bà mẹ bị cộng đồng mạng 'ném đá' dữ dội vì theo trào lưu anti vắc-xin (Ảnh minh họa).
Ho gà là bệnh hô hấp có khả năng lây rất cao. Có thể dễ dàng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin ho gà. Trẻ sơ sinh bị ho gà có thể bị viêm phổi, gặp khó khăn khi thở và thậm chí tử vong.
Bệnh ho gà là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy, sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng, tĩnh mạch cổ nổi.
Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. (Nguồn: Wiki).
Người mẹ trong câu chuyện không chỉ đặt gia đình mình vào nguy hiểm khi từ chối tiêm vắc-xin cho con, cô ấy còn gây nguy hiểm cho mạng sống của những người khác. Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn những người bình luận không mấy cảm thông cho người mẹ mà nhanh chóng buộc tội cô vì hành động này.
'Thực tế con bạn mắc căn bệnh có thể thay đổi cuộc đời đứa trẻ mãi mãi chỉ vì bạn không tiêm vắc-xin cho con đã đủ để chứng minh rằng bạn sai'.
'Đây là chuyện là tôi rối nhất khi nhắc tới những người anti vắc-xin. Bạn không tiêm vắc-xin để ngừa những bệnh sổ mũi thông thường. Mà bạn tiêm vắc-xin để ngừa những bệnh có thể ĐE DỌA MẠNG SỐNG. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trẻ sơ sinh luôn có tỷ lệ tử vong cao một cách đáng kinh ngạc không? Đó là bởi trẻ có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Thực phẩm dinh dưỡng và rau hữu cơ có nhiều thế nào cũng không cứu được con bạn khỏi bị ho gà'.
Một người thậm chí gợi ý rằng, nên đưa ra luật buộc những người phản đối vắc-xin phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính vì đã làm lây lan dễ dàng những bệnh vốn có thể ngăn ngừa được.
Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm (Ảnh minh họa).
Những người khác nhanh chóng chỉ ra rằng, người mẹ đang tìm kiếm sự biện hộ cho 'niềm tin' của mình trong khi lẽ ra phải tập trung chăm lo cho đứa con ốm nặng.
'Con trai cô ấy bị bệnh nhưng mỗi một câu thốt ra đều là vì bản thân cô ấy'.
'Côlà nguyên nhân khiến con cô bị ốm nặng và nguy hiểm tính mạng. Làm ơn hãy nói cho cô ấy biết điều đó'.
'Không có gì là hạ nhục bạn cả khi bạn đích thực là một người mẹ tồi'.
Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm; giúp giảm số lượng bệnh mắc phải, trong đó có sởi, bại liệt và đóng vai trò quan trọng trong việc xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa.
Tiêm vắc-xin liên quan tới việc đưa virus, vi khuẩn một cách chủ ý vào cơ thể người để huấn luyện hệ miễn dịch của người đó nhằm phát triển khả năng chống lại một bệnh cụ thể nào đó.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên trẻ sơ sinh nên tiêm loạt vắc-xin đầu tiên khi 2 tháng tuổi, trừ khi trẻ bị ốm, bị bệnh mạn tính hoặc bị phản ứng dị ứng. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch tiếp cận theo hướng khác hoặc trì hoãn tiêm vắc-xin.
Nguồn: Dailymail, Boredpanda
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!