Tim hiểu chung
Tim hiểu chung
Áp xe não là bệnh gì?
Não là một phần thuộc hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Nó hoạt động như là bộ nguồn trung tâm của máy tính, tiếp nhận, thu nạp và lưu trữ các dữ liệu từ bên ngoài, đồng thời thiết lập phản hồi cho dữ liệu.
Hệ miễn dịch, sọ não và các lớp mô xung quanh giúp bảo vệ não khỏi sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn và các sinh vật khác có thể vượt qua vòng bảo vệ này và gây ra nhiễm trùng. Khi não bộ phản ứng lại sự xâm nhập này bằng cách tạo ra những khoang trống, nhỏ có chứa mủ, ta gọi đó là áp xe.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe não là gì?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn bị áp xe não. Nhưng biểu hiện thường gặp nhất là sốt, nhức đầu và các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Những vấn đề đó bao gồm chứng nhầm lẫn, mất phương hướng, gặp khó khăn khi đi lại và giao tiếp, thay đổi trạng thái thần kinh hay yếu một tay hoặc một chân. Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, cứng cổ, và co giật.
Bạn có thể gặp các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy khám bác sĩ ngay lập tức khi bạn bị nhức đầu, sốt, co giật, nhận thấy các sự biến đổi về mặt thần kinh chẳng hạn như khó khăn trong vấn đề giao tiếp hoặc đi lại, hay bị suy yếu ở một phần nào đó của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra áp xe não?
Áp xe não thường bị gây ra bởi vi khuẩn. Ngoài ra, ở những người có hệ miễn dịch yếu (như người mắc bệnh AIDS) thì nấm cũng là nguyên nhân gây bệnh. Áp xe não còn là hậu quả của các loại bệnh khác như viêm xoang, các bệnh ở tai giữa, bệnh nha khoa hoặc do biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u ở não.
Nguy cơ mắc phải
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải áp xe não?
Áp xe não là bệnh hiếm gặp và có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, nhưng thường phổ biến ở những người từ 30 đến 45 tuổi. Nguy cơ rủi ro có thể tăng cao nếu nó đi kèm chấn thương ở đầu, lạm dụng thuốc, bệnh tiểu đường, ung thư, AIDS, bệnh nặng, nhiễm trùng ở mặt, tai, mũi, và mắt. Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện ngay.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, tiến hành chụp cắt lớp (CT) và chụp cổng hưởng từ trường (MRI) sẽ làm giảm 10% tỉ lệ tử vong gây ra bởi bệnh áp xe não. Tuy vậy, hầu hết 50% người từng mắc bệnh vẫn tiếp tục chịu những ảnh hưởng về mặt thần kinh và hành vi sau khi được điều trị.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc áp xe não?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe não bao gồm:
- Hệ miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương do các căn bệnh như HIV/AIDS;
- Ung thư, tiểu đường hoặc các căn bệnh mãn tính khác;
- Bệnh tim bẩm sinh;
- Viêm màng não;
- Các loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch (như các chất hóa trị).
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán áp xe não?
Bác sĩ sẽ tìm ra áp xe não bằng cách dựa vào tiền sử bệnh, kiểm tra sức khỏe tổng quát hay xem kết quả từ hình chụp CT hay MRI ở não.
Những phương pháp nào dùng để điều trị áp xe não?
Dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu hay loại bỏ áp xe là các phương pháp có thể dùng để điều trị áp xe não. Đôi khi, chỉ riêng thuốc kháng sinh là đã có thể điều trị được bệnh nhưng trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ cần nhờ đến sự hỗ trợ từ các biện pháp khác. Việc quyết định phẫu thuật dẫn lưu hay loại bỏ áp xe (nếu cần thiết) sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Đối với các biến chứng từ phẫu thuật bao gồm tình trạng bệnh trở nặng hơn, đột quỵ và nhiễm trùng, hầu hết sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc và truyền dịch kháng sinh. Nếu nấm là nguyên nhân gây áp xe não thì một số loại thuốc đặc biệt khác sẽ được dùng để điều trị bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe não?
Bạn sẽ có thể kiểm soát áp xe não nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên hoàn thành đợt điều trị thuốc một cách đầy đủ.
- Ý thức rằng việc chẩn đoán bệnh càng sớm thì sẽ càng tốt cho việc chẩn đoán các tác động của bệnh lên hệ thần kinh và hành vi người bệnh.
- Tuân thủ đúng lịch trình khám bệnh, bao gồm khám bác sĩ và chụp CT hoặc MRI kể cả khi việc này lặp lại nhiều lần, để chắc chắn rằng căn bệnh đã chấm dứt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!