Bà bầu ăn nho khi mang thai: Lợi ích đi kèm cùng cẩn trọng

Chăm sóc mẹ bầu - 11/24/2024

Bà bầu ăn nho khi mang thai là vấn đề thường được đem lên bàn cân bởi những lợi ích và tác dụng phụ đi kèm nếu ăn quá nhiều.

Bà bầu ăn nho khi mang thai là vấn đề thường được “đem lên bàn cân” bởi những lợi ích và tác dụng phụ đi kèm nếu ăn quá nhiều.

Khi nói đến việc chăm sóc con cái, không có gì quan trọng hơn sức khỏe của bé yêu. Đây là lý do tại việc tìm hiểu các loại thực phẩm trong những tháng mang thai lại đặc biệt quan trọng. Chế độ ăn uống cân bằng không có lợi cho thiên thần nhỏ mà còn giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh và hạnh phúc. Một trong những loại trái cây dễ gặp nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất là nho. Vậy bà bầu ăn nho liệu có tốt? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bà bầu ăn nho có được không?

Bạn có thể ăn nho với số lượng vừa phải vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất chống oxy hóa, axit hữu cơ, chất xơ, axit folic, pectin… Quả nho cũng góp phần hỗ trợ những thay đổi sinh học xảy ra trong và sau khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn nho trong ba tháng cuối của thai kỳ vì tính chất sinh nhiệt của nó. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn ủng hộ bà bầu ăn nho khô với số lượng vừa đủ.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1564316882724-0'); });

Lợi ích khi bà bầu ăn nho

Nếu phụ nữ mang thai bổ sung nho trong chế độ ăn uống thì thói quen này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, ngoại hình và sự phát triển của bé yêu thông qua những hình thức như:

1. Kiểm soát viêm khớp và hen suyễn

Các đặc tính chống viêm trong nho giúp bạn kiểm soát chứng viêm khớp và hen suyễn khi mang thai. Khả năng hydrat hóa của nho làm tăng độ ẩm ở phổi, từ đó hỗ trợ mẹ bầu tránh xa các cơn hen suyễn.

2. Cải thiện hệ miễn dịch

Nho rất giàu chất chống oxy hóa như flavonol, anthocyanin, linalool, geraniol và tannin, tất cả đều giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

3. Giảm cơn chuột rút

Trong thời gian mang thai, việc bổ sung magiê là điều được khuyến khích. Magie là một trong những khoáng chất có công dụng chữa chuột rút vì nó đóng vai trò nổi bật trong việc truyền dẫn thần kinh cơ, sẽ giúp các cơn đau không mong muốn dịu đi.

4. Tránh táo bón

Bà bầu ăn nho khi mang thai: Lợi ích đi kèm cùng cẩn trọng

Nho là nguồn chất xơ tốt và hoạt động như một loại “thuốc” nhuận tràng tự nhiên. Loại quả này có thể giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề táo bón thường gặp trong thai kỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

5. Kiểm soát cholesterol

Nho đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp kiểm soát cholesterol trong thai kỳ. Enzyme này cải thiện hiệu suất mật, giúp kiểm soát mỡ trong máu. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp khi mang thai thì việc tiêu thụ một ly nước ép nho mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cholesterol, một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp tốt hơn.

6. Tránh sâu răng

Các axit hữu cơ có trong nho mang đặc tính trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng. Những axit này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho sự hình thành và duy trì canxi, một khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu vào thời gian mang thai. Từ đó hạn chế gặp tình trạng sâu răng khi mang thai.

7. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Khi mang thai, các mẹ bầu có thể gặp các vấn đề về tim. Tuy nhiên, những hợp chất tốt trong nho, chẳng hạn như polypheno, sẽ hỗ trợ hệ thống tim mạch và bảo vệ cơ quan này tốt hơn.

8. Ngăn ngừa sự hình thành máu đông

Nho có thể được xem là chất làm loãng máu vì chúng hạn chế cơ thể sản xuất quá nhiều vitamin K để tránh đông máu lúc mang thai hoặc đông máu khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêu thụ một ly nước ép nho rất tốt cho bà bầu hàng ngày vì có tác dụng giúp giảm căng thẳng trước thời gian chuyển dạ.

9. Giàu sắt

Nếu bạn đang gặp rắc rối với chứng thiếu máu khi mang thai và tìm hiểu những thực phẩm bổ máu cho bà bầu thì hãy nghĩ đến nho nhé. Nho đỏ chứa nhiều sắt, rất cần thiết để duy trì mức độ huyết sắc tố khỏe mạnh của mẹ bầu.

10. Các lợi ích khác

Các thành phần trong nho sẽ cải thiện trí nhớ, thị lực và kích thích tuần hoàn não. Do đó, các chuyên gia khuyên dùng nho tươi và nước nho nếu bạn thường gặp chứng khó chịu, mệt mỏi khi mang thai, suy nhược thần kinh hoặc thậm chí căng thẳng.

Lợi ích của nho với thai nhi

  • Vitamin B có trong nho hỗ trợ sự chuyển hóa cơ thể. Do đó, loại trái cây này sẽ giúp thai nhi đang phát triển nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Các khoáng chất như natri cũng tham gia vào quá trình phát triển của hệ thần kinh.
  • Vitamin A và flavonol giúp phát triển thị lực.
  • Folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Ảnh hưởng không mong muốn của nho

Dẫu tốt cho sức khỏe nhưng quả nho đôi khi vẫn đem đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

1. Nhiễm độc

Vấn đề chính của việc bà bầu ăn nho với số lượng vượt mức là chúng chứa một lượng lớn resveratrol. Hợp chất này khá độc hại và sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai có nội tiết tố bị mất cân bằng bằng cách gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.

2. Tiêu chảy

Những quả nho đen và đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn nho chưa chín bởi đôi khi bạn sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

3. Tăng chỉ số đường huyết

Mặc dù các loại đường tự nhiên có trong nho mang đến hương vị hoàn hảo, nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu đến thể trạng nếu như mẹ bầu ăn một thời gian dài.

Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

Bà bầu ăn nho khi mang thai: Lợi ích đi kèm cùng cẩn trọng

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bạn nên tránh ăn nho khi mang thai vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Dễ bị dị ứng
  • Khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên ăn nho khi đến mùa nho chín. Nguyên do là nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc  bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

Câu hỏi thường gặp khi ăn nho

Bà bầu uống rượu nho được không?

Trong khi mang thai, bạn nên tránh bất kỳ loại rượu hoặc thức uống có cồn nào bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu ăn hạt nho được không?

Hạt nho có thể gây ra một số rủi ro nếu bạn bị dị ứng hoặc đang trong quá dùng thuốc chữa bệnh và sử dụng thực phẩm bổ sung. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu vẫn nên loại bỏ hạt nhỏ những khi ăn.

Cách chọn nho an toàn?

Mẹ bầu không nên chọn những quả có đốm đen vì chúng không hề an toàn do chứa nấm mốc, dễ dàng khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn vào.

Bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn nho không?

Nho rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy tạm thời rời xa loại quả này. Bệnh tiểu đường thai kỳ dễ gây ra rủi ro sau hậu sản khi không được điều trị cẩn thận.

Các món tráng miệng ngon làm từ nho

Bà bầu ăn nho khi mang thai: Lợi ích đi kèm cùng cẩn trọng

Nho nhúng chocolate

Nguyên liệu

  • 300g chocolate trắng
  • 10ml mỡ trừu (shortening)
  • 450g nho không hạt
  • 150 đậu phộng muối giã nhỏ.

Cách thực hiện

  • Cho chocolate trắng và mỡ trừu vào một chiếc tô chịu nhiệt và quay trong lò vi sóng trong vòng 30 giây cho đến khi chúng quyện vào nhau, tạo thành hỗn hợp mịn.
  • Rải đều đậu phộng lên một chiếc khay sạch có phủ giấy nến
  • Chọn nho tươi không hạt và nhúng chúng vào hỗn hợp sô cô la trắng và lăn chúng trong đậu phộng
  • Bảo quản trong tủ lạnh và thưởng thức dần.

Nho ngào caramel

Nguyên liệu

  • 450g nho xanh không hạt
  • 450g nho đỏ không hạt
  • 500ml sour cream (kem chua)
  • 50g đường xay mịn
  • 10ml vani
  • 450g bơ
  • 450g đường nâu

Cách thực hiện

  • Trộn sour cream, vani và đường bột trong một bát lớn, thêm nho và trộn đều.
  • Cho bơ và đường nâu trong chảo, chỉnh lửa ở mức vừa và tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt thành dạng sirô. Bạn nên khéo léo canh lửa sao cho hỗn hợp không bị sôi bùng lên.
  • Đổ bơ và sirô đường nâu lên trên hỗn hợp nho. Khuấy cho đến khi mọi thứ được trộn đều.
  • Để nguội ít nhất 2 – 3 giờ trước khi ăn.

Nho và các loại trái cây khác là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Việc mẹ bầu ăn trái cây khi mang thai rất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích để giúp cân bằng cơ thể bằng các khoáng chất và vitamin cần thiết. Đối với việc bà bầu ăn nho, bạn hãy dùng kèm với những loại trái cây ít đường khác để tăng thêm phần ngon mà vẫn an toàn nhé.

Phương Uyên/HELLOBACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bà bầu ăn kem lạnh: Nên hay không nên?
  • Những tác dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn quả óc chó
  • Bà bầu ăn bơ sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!