Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng rối loạn lượng đường trong máu xảy ra với phụ nữ khi đang mang thai. Thông thường, đái tháo đường khi mang thai không có triệu chứng đặc trưng, điều này chỉ được phát hiện trong những lần đi khám thai định kỳ. Bệnh lý tiểu đường thai kỳ thường xảy ra khi thai nhi được 24 tuần trở nên và sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị và kiểm soát sẽ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như: tăng nguy cơ tiền sản giật, sang chấn lúc sinh, băng huyết sau sinh, đa ối. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng tới thai nhi tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai to hoặc kém phát triển, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, sinh non hay tỷ vong trước sinh.
Để hạn chế các biến chứng tiểu đường thai kỳ, bác sĩ Đoàn Minh Ngọc, chuyên khoa sản của bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cho biết: “ Khi mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn của mẹ bầu nên giảm đường và giảm tinh bột nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng cho cả mẹ và bé, Khẩu phần ăn hàng ngày nên tăng lượng thịt cá trứng và nên uống sữa không đường.” Do đó, nếu được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ, các bà bầu cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thay đổi thành phần dinh dưỡng hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin.
Tránh các loại nhóm thực phẩm ngọt
Việc quan trọng trong điều trị tiểu đường khi mang thai là giữ được nồng độ đường trong máu luôn ổn định ở mức độ cho phép. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần tránh xa các nhóm thực phẩm có hàm lượng đường cao như đường trắng, đường đỏ, mật ong, si-ro, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt... Bà bầu cũng cần hạn chế ăn những loại trái cây có chứa nhiều đường như nho, cam, táo thay vào đó nên chọn cà chua làm nguồn bổ sung chất xơ và vitamin vì nó có chứa hàm lượng đường thấp.
Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều tinh bột
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây, gạo trắng, bánh mỳ sau khi ăn đều chuyển hóa thành đường và làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, các bà bầu cần chú ý hạn chế ăn những nhóm thực phẩm như trên. Thay vào đó, bạn nên tập trung ăn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, các loại rau xanh.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn thực phẩm có chứa crom
Crom là một loại khoáng chất có khả năng cải thiện việc dung nạp đường cho các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. Ăn những nhóm thực phẩm chứ hàm lượng crom sẽ giúp ổn định lượng đường máu trong thai kỳ. Các mẹ bầu có thể tìm thấy crom trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, thịt gà, rau bina... hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống thuốc bổ sung crom.
Bà bầu nên t uốnhêm khảo việc uống thuốc bổ sung crom khi bị tiểu đường thai kỳ.
Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày
Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của bà bầu, nhất là các bà bầu vị tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết. Tuy nhiên, các bà bầu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ dinh dưỡng, thay vào đó, bạn có thể sử dụng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt đầu nàng, hướng dương, hạt cải...
Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày
Các loại thuốc làm đẹp cho bà bầu mẹ cần dùng khi mang thai
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
Những loại hoa quả nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có điều trị bằng thuốc không?
Để hạn chế việc lượng đường trong máu tăng lên cao bất ngờ, thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Việc ăn thành nhiều bữa sẽ tạo thời gian hợp lý cho insulin chuyển hóa đường thành năng lượng. Các mẹ bầu thay vì ba bữa chính hãy chia thành khoảng 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát lượng đường bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp mà không cần sử dụng đến thuốc điều trị. 90% mẹ bầu tiểu đường nhờ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể dục có thể kiểm soát bệnh và bệnh sẽ biến mất sau sinh mà không để lại bất kì biến chứng nào.
>>> Xem thêm: Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!