Tiểu đường là một loại bệnh khó chữa và ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe các mẹ trong thời gian thai kỳ. Nếu không phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt trong thời gian mang thai, các mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng khi sinh hoặc tăng nguy cơ sảy thai, gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. Vậy các mẹ bầu bị tiểu đường nên điều trị ra sao? Và nếu điều trị thì các mẹ có nên uống thuốc không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra trong giai đoạn mang bầu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm tốt, khỏe mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, chứng tiểu đường khi mang thai sẽ biến mất sau khi các mẹ sinh bé.
Dấu hiệu nhận biết sớm tiểu đường thai kỳ
Nếu các mẹ trong giai đoạn mang bầu, phát hiện mình xuất hiện những triệu chứng như:
- Đột nhiên muốn uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, nước tiểu có đường, cơ quan sinh dục bị nhiễm nấm và tái phát nhiều lần không khỏi hẳn.
- Mẹ tăng cân nhanh và đột ngột (>20 kg)
- Nước ối nhiều và thai to
Bà bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở khoảng tuần thứ 20 để có biện pháp phòng ngừa biến chứng khi sinh.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Nếu nhận thấy mình có tất cả những dấu hiệu như trên, các mẹ nên đi khám ngay lập tức.
Sau khi được đi khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, các mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt những chị định điều trị. Những mẹ bị tiểu đường có thể được chỉ định dùng axit folic liều cao. Axit folic là chất giúp các bé tránh khỏi những khuyết tật bẩm sinh như nứt đốt sống cổ. Vậy nên, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc điều trị tiểu đường khi mang thai trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, các bà bầu bị tiểu đường có thể sẽ được tiêm bổ sung insulin để kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Khi sử dụng thuốc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?
5 xét nghiệm mà bà bầu ba tháng cuối thai kỳ cần làm
Cân nặng chuẩn của thai nhi 33 tuần tuổi
Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn
Mang thai tháng thứ mấy thì có hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu?
Để tránh gây tổn hại cho sức khỏe thai nhi, các mẹ nên chú ý chỉ sử dùng thuốc sau khi có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ đúng liều, đúng thời gian sử dụng. Đặc biệt trong quá trình điều trị bằng thuốc nếu có bất kỳ bất thường nào, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Trong thời gian sử dụng thuốc, các bà bầu cũng nên thường xuyên theo dõi lượng đường của cơ thể và đi khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Thêm vào đó, các mẹ nên tích cực thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng của bản thân – đây là một phương pháp kiểm soát lượng đường trong cơ thể hoàn toàn vô hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cắt giảm những đồ ăn nhiều đường như chè, bánh ngọt, kẹo... tăng cường ăn những thực phẩm có chứa hàm lương đạm, canxi, sắt, chất xơ... Không nên ăn quá nhiều cơm một bữa, mà thay vào đó là uống 2 ly sữa mỗi ngày để đủ chất dinh dưỡng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!