Nước dừa là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe con người, trong đó có bà bầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thai phụ nên uống nước dừa thường xuyên để giúp cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa hay không?
Đây chính là thắc mắc của khá nhiều bà bầu trong thời gian thai nghén. Cùng Lily & WeCare giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Theo thống kê hiện nay số lượng phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai ngày càng tăng, chiếm khoảng 4% tổng số thai phụ. Nguyên nhân một phần là do chị em ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân quá nhiều trong những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, không giống như các dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với mẹ bầu và thai nhi
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt. Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, làm tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ.
Còn thai nhi có nguy cơ tử vong hoặc dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi...
Tác dụng của nước dừa đối với người bị tiểu đường
Nước dừa là một thức uống giải khát được rất nhiều người ưa thích và tốt cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp dưỡng chất, tốt cho người bệnh tim mạch, bệnh sỏi thận và tiểu đường.
- Thành phần Kali và Axit Lauric trong nước dừa có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể nên có tác dụng ngăn chặn biến chứng nguy hiểm về tim mạch thường gặp phải ở người bệnh tiểu đường.
- Uống nước dừa có chứa ít calo và chất béo, nhất là thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp đốt cháy nhiều calo từ đó giúp kiểm soát và giảm cân nặng. Công dụng này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường vì nếu không kiểm soát tốt cân nặng sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh.
- Nước dừa còn cải thiện quá trình lưu thông của máu nên rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Khi bệnh nhân sử dụng nước dừa, một số khoáng chất trong đó sẽ làm giãn nở huyết mạch, giảm hình thành các cục máu đông nên sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn. Chất xơ và Axit Amino trong nước dừa còn có thể cản trở cơ thể hấp thu đường, tăng nhạy cảm với insulin.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa?
Trước những lợi ích vô vàn của nước dừa thì các bà bầu khi bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể uống loại thức uống bổ dưỡng này. Tuy nhiên, hình thức uống thì phải thay đổi bằng cách uống nước dừa vào những bữa ăn phụ và uống phải đúng cách.
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa thế nào là đúng cách?
Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn chị em thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khi mang thai. Nếu uống nước dừa sẽ làm tình trạng này càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, các mẹ không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.
Không nên uống nước dừa vào buổi tối: nước dừa có tính hàn nên lợi tiểu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Nếu mẹ uống nhiều nước dừa vào buổi tối thì sẽ khiến tình trạng tiểu đêm tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ
Không nên uống nước dừa quá nhiều: Tuy không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Vì vậy, mặc dù tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng các mẹ không nên quá lạm dụng. Mẹ chỉ nên uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày và đặc biệt là không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo no không tốt cho tình trạng bệnh.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống nước dừa: Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến trước khi uống nước dừa.
Có rất nhiều cách để mẹ bầu uống nước dừa. Và để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khoẻ, các mẹ nên chọn mua dừa quả còn trong buồng về lấy nước uống trực tiếp, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không bị pha thêm các hóa chất khác.Nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc và không nên dùng với đá. Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, mẹ bầu cũng không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột.
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. Các gói này đều bao gồm 2 xét nghiệm nhỏ: Tổng phân tích nước tiểuvà Xét nghiệm Glucose trong máugiúp theo dõi lượng đường trong cơ thể mẹ. Ngoài ra sẽ có thêm các xét nghiệm khác giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Nên hay không tắm cho trẻ bằng nước dừa?
Các loại nước mẹ bầu nên uống để nhiều nước ối vào 3 tháng cuối
Những sai lầm khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết
Ngạc nhiên với bài thuốc điều trị bệnh gút bằng lá trầu không và nước dừa
Mang thai ba tháng đầu bị tiểu đường phải ăn kiêng sao cho đúng?
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 hoặc điền form tư vấn dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Tiểu đường thai kỳ có được ăn nhiều tinh bột không?
- Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!