Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/04/2024

Có rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai hay bị ốm nghén, buồn nôn và không thể ăn uống được nhiều. Thế nên, nhiều người đã lựa chọn truyền dịch để đảm bảo sức khỏe của mình mà không hề biết rằng, bà bầu hạn chế truyền dịch. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ về điều này.

Có rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai hay bị ốm nghén, buồn nôn và không thể ăn uống được nhiều. Thế nên, nhiều người đã lựa chọn truyền dịch để đảm bảo sức khỏe của mình mà không hề biết rằng, bà bầu hạn chế truyền dịch. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ về điều này.

Có thể nói, dịch truyền là loại dung dịch hòa tan được chứa nhiều dưỡng chất khác nhau. Dịch này có thể dùng để tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dịch có dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể kết hợp hoặc sử dụng thêm một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Vì sao bà bầu không nên truyền dịch nhiều?

Trong y khoa hiện đại, truyền dịch là biện pháp được sử dụng phổ biến và là biện pháp tối ưu cho sức khỏe. Bởi những chai dịch hiện nay có lợi khi chỉ số đạm, đường, muối, các chất điện giải thấp hơn so với mức bình thường.

Tuy nhiên, với những trường hợp mẹ bầu bị mất nước, suy dinh dưỡng, ngộ độc, mất máu, trước và sau khi phẫu thuật, khi cần đưa thuốc vào máu... thì mới thực sự cần truyền nước. Còn nếu như mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng, không thể ăn được gì hoặc như có ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi mới cần can thiệp bằng biện pháp này, nếu không thì không nên.


Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?

Có rất nhiều mẹ bầu cho rằng, dùng thuốc không tốt bằng tiêm nên khi đến phòng khám cứ yêu cầu bác sĩ cho được tiêm. Nhiều mẹ bầu dù cơ thể không mệt mỏi hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng xin bác sĩ cho được tiêm hoặc truyền nước để cung cấp dưỡng chất, cung cấp các yếu tố cần thiết.

Theo các bác sĩ, mẹ bầu có thể truyền nước và đạm khi quá mất sức và không ăn uống được dài ngày. Thế nhưng, việc mệt mỏi hay chóng mặt ở các bà bầu trong những tháng đầu là bình thường, nguyên nhân cũng do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể. Hiện tượng này sẽ mất sau 3 tháng nên việc truyền nước là không thực sự cần thiết nên mẹ bầu hạn chế truyền dịch.

Thay vào đó, mẹ bầu nên chú ý đến việc nghỉ ngơi, ăn uống hàng ngày. Nếu thấy khó khăn thì hãy lựa chọn món ăn nào đó mà mình thích nhất, bổ sung bằng các thực phẩm bổ dưỡng có nguồn gốc tự nhiên thì sẽ tốt hơn. Đặc biệt, các mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung vitamin, uống sắt và acid folic để tránh được nguy cơ thiếu máu.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi truyền dịch?

Dù dịch là biện pháp giúp mẹ bầu bổ sung thêm dinh dưỡng vào cơ thể nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Nếu thấy tự bản thân có thể khắc phục được thì nên cố gắng, không cần lệ thuộc vào dịch. Khi truyền dịch, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý những yêu cầu như sau:

- Chỉ nên truyền dịch khi có sự theo dõi của bác sĩ, dùng đúng loại dịch truyền tương thích như bệnh án đã kê khai. Không nên tùy ý nhờ người khác truyền dịch, không tự ý chọn dịch để truyền và truyền theo số lượng mình muốn.

- Cần hết sức lưu ý những quy tắc y khoa về truyền tiêm để không bị nhiễm trùng, không bị lây nhiễm các bệnh như: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C... và một số bệnh khác lây qua đường máu.

- Phải hết sức lưu ý những trường hợp tai biến đi kèm để có xử lý kịp thời. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn phải liên lạc ngay với bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.

Nếu như cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, không gặp phải bất cứ vấn đề bệnh lý nào thì mẹ bầu nên từ chối truyền dịch. Còn với những mẹ bầu sức khỏe không tốt nhưng chưa thực sự ảnh hưởng nặng nề thì cũng cố gắng khắc phục bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Bà bầu hạn chế truyền dịch là cách tự bảo vệ mình, là cách chăm sóc bản thân hiệu quả và an toàn. Nếu buộc phải truyền dịch nên có sự giám sát của bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp có chuyện không may xảy ra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!