Bệnh tiêu hóa là một trong những chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm một tỉ lệ khá quan trọng trong các bệnh nội khoa ở Việt Nam. Những thói quen ăn uống, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường sống và làm việc góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh lý tiêu hóa. Vậy bệnh tiêu hóa diễn ra như thế nào? Thông tin dưới đây của Lily & WeCare sẽ cùng cấp thông tin về bênh tiêu hóa và các bác sĩ chữa bệnh tiêu hóa giỏi để các bạn có thể đến và khám chữa bệnh.
Dấu hiệu của bệnh tiêu hóa
Đau
Triệu chứng thường hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa, góp phần khá quan trọng đối với quá trình chẩn đoán bệnh. Đau thường là triệu chứng là cho người bệnh đi khám bệnh và là triệu chứng đầu tiền khiến người thầy thuốc hướng đến một bệnh nào đó. Do đó, khi khai thác dấu hiệu đau cần phải hỏi chi tiết và tỉ mỉ và có hệ thống
Ợ hơi
Thường là hơi ở dạ dày đưa lên, Bệnh tiêu hóa là một trong những chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể do nuốt nhiều không khí trong quá trình ăn uống, có thể thức ăn và thức uống sinh nhiều hơi, có thể do rối loạn chức năng của dạ dày và thực quản, nhưng cũng có khi do bệnh của các thành phần khác trong bộ máy tiêu hoá gây nên.
Nôn
Là hiện tượng những chất chứa trong dạ dày bị tống qua đường miệng ra ngoài, nôn thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện buồn nôn, lợm giọng. Nôn hay gặp ở các bệnh về tiêu hóa, nhất là dạ dày và cũng có thể là sẽ gặp ở những bệnh thuộc các bộ phận khác hoặc toàn thân như ngộ độc, màng não bị kích thích, tăng áp lực sọ não, thai nghén. Tùy theo chất nôn và tính chất nôn, ta phân biệt nôn ra máu, nôn ra thức ăn, nột vọt, nôn khan...
Ợ
Là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi trong dạ dày và thực quản do dạ dày, tâm vị và thực quản co thắt không đồng thời, kèm theo sự co thắt của cơ hoành và các cơ thành bụng. Có thể phân biệt ợ hơi và ợ nước tùy theo chất được ợ ra.
- Ợ nước: tuỳ theo chất nước ta phân biệt:
- Ợ nước trong, do nước bọt và dịch thực quản trộn lẫn, ợ lên do tâm vị co thắt.
- Ợ nước chua do dịch vị từ dạ dày trào lên có khi gây cảm giác nóng bỏng.
- Ợ nước đắng, thường do nước mật từ tá tràng qua dạ dày trào lên.
- Ợ thức ăn từ dạ dày lên.
Những rối loạn về ruột
Thường biểu hiện những bệnh của họng và thực quản:
- Nuốt đau: đau ở phần cao gặp trong viêm họng, apxe thành sau họng, những tổn thương ở thực quản có thể gây cảm giác nuốt đau, nhẹ thì có cảm giác vướng ở cổ, nặng có cảm giác đau rát, nặng hơn nữa thấy đau ran ở ngực phải lấy tay chặn ngực.
- Nuốt khó: tuỳ mức độ, bắt đầu là nuốt khó chất nhão, cuối cùng nuốt khó cả chất lỏng.
- Tất cả những nguyên nhân làm hẹp thực quản đều gây khó nuốt: ung thư thực quản, sẹo bỏng thực quản, hẹp tâm vị, khối u trung thất đè vào thực quản.
- Nghẹn đặc, sặc lỏng: liệt màn hầu và lưỡi gà do đó thức ăn có thể đi lầm đường lên mũi và vào đường hô hấp gây khó thở.
- Những rối loạn về sự ngon miệng, thèm ăn và quá trình tiêu hoá nói chung.
- Không muốn ăn: có thể do các bệnh về tiêu hoá nhất là bệnh về gan, nhưng phần lớn là biểu hiện của các bệnh toàn thân. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần.
- Đầy hơi, khó tiêu: cảm giác đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nặng bụng, gặp trong các bệnh tiêu hoá và bệnh toàn thân.
Những rối loạn về đại tiện
Những rối loạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các rối loạn sau:
- Ỉa chảy.
- Táo bón và kiết lỵ.
- Ỉa máu tươi và phân đen.
Khi phát hiện ra các triệu chứng báo hiệu các bệnh về đường tiêu hóa sẽ giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác bệnh và đưa ra hướng chữ trị, phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh, góp phần đầy lùi căn bệnh nguy hiểm này và đề ra cách phòng chống bệnh một cách hiệu quả.
Bác sĩ chữa bệnh tiêu hóa giỏi
Danh sách bác sĩ chưa tiêu hóa giỏi tại Hà Nội
1. PGS.TS Thầy Thuốc Nhân Dân Phạm Đức Huấn
Giám đốc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Trưởng khoa Phẫu thuật - Tiêu hóa - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Trưởng bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Hà Nội
Pgs.Ts Phạm Đức Huấn
2. PGS.TS Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành
Nguyên bác sĩ về bệnh lý gan mật tại Bệnh viện Quân Y 103. Là thực tập và nghiên cứu tại khoa Nội tiêu hóa Đại học Y Shimane Nhật Bản. Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và trực tiếp điều trị thành công các bệnh lý gan mật, đặc biệt là viêm gan virus.
3. PGS.TS Trần Ngọc Ánh
Trưởng Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phó giáo sư chuyên ngành Nội Tiêu hóa của Trường Đại học Y Hà Nội.
Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành Tiêu hoá, Trung tâm Viện Trường Henri Mondor, Đại học Paris 6, Cộng hòa Pháp 1996-1997; 1999. Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành Tiêu hoá, Bệnh viện Bắc Hoàng Gia Sydney, Australia; 2002. Tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa chuyên ngành các bệnh lý gan mạn, Pizza, Italia 2009.
4. Giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn
Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Ðức
Giám đốc Trung tâm Ðiều phối tạng Quốc gia
Giáo sư Trịnh Hồng Sơn là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa của Việt Nam Thành viên chính thức của Hội Phẫu thuật Pháp.
Giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn
Những địa chỉ xét nghiệm trước khi mang thai uy tín ở TP Hồ Chí Minh
Có nên đi khám nam khoa tại bệnh viện Việt Đức hay không?
Có nên mổ U bàng quang ở bệnh viện Việt Đức không?
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tại Hà Nội?
Chia sẻ câu chuyện bệnh nhân nổi mề đay chữa ông Lang Thảo - Đội Cấn
Danh sách bác sĩ chữa bệnh tiêu hóa giỏi tại TP.HCM
1. BS.CKII Nguyễn Hữu Chí
Chủ tịch Hội Gan Mật Tp.HCM, Nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Nhiễm – Đại Học Y Dược Tp.HCM, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm E – Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM.
Ngoài thời gian công tác tại bệnh viện, bác sĩ còn thăm khám riêng cho bệnh nhân tại phòng khám tư của mình. Phòng khám được bác sĩ đầu tư hệ thống máy móc vô cùng hiện đại, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Bộ Y tế, đảm bảo mang tới sự an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Đội ngũ nhân viên thân thiện hòa nhã cũng góp phần tạo ra không khí thoải mái cho bệnh nhân.
2. TS.BS Lê Thành Lý
Ủy viên BCH Hội Gan Mật Tp.HCM, Nguyên trưởng khoa Nội Tiêu Hóa – Gan Mật, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phòng mạch bác sĩ Lý chuyên khám, tư vấn và điều trị bệnh cấp và mạn tính bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, do thuốc và các nguyên nhân khác, loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng co thắt – hội chứng đại tràng kích thích, trĩ, viêm hậu môn, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng đường ruột các rối loạn tiêu hóa khác, đau bụng, đầy bụng chướng hơi, ói mửa, buồn ới, ói ra máu, tiêu ra máu, viêm gan, suy gan.
3. BS Nguyễn Vĩnh Tường
Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y Khoa Singapore (NUH) chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ (Arizona) về tiêu hóa, gan mật, nội soi tiêu hóa bằng thuốc viên
Nguyên Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon
Giám đốc y khoa Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare
Địa chỉ: Số 79 Điện Biên Phủ, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp.HCM
Phòng mạch Bác sĩ Tường chuyên tầm soát các vấn đề về sức khỏe, khám và điều trị các bệnh lý nội khoa như thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, dạ dày, tim mạch... Tư vấn các vấn đề về sức khỏe người lớn và trẻ em.
Xem thêm:
- Bệnh tiêu hóa nên khám ở đâu tại hà nội?
- Khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất tp. hồ chí minh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!