Theo GS Nguyễn Gia Bình - nguyên bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh do virus đều nguy hiểm và ta không biết được khi nào mình mắc bệnh. Cách dự phòng là tránh xa đám đông, đeo khẩu trang và đặc biệt là nâng cao sức đề kháng. Cơ thể khỏe mạnh có thể chống lại được sự tấn công của virus.
Cách phòng bệnh tốt nhất là cần tăng sức đề kháng, theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng – Bác sĩ tại Tesxa, Hoa Kỳ các biện pháp phòng bệnh như:
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như rửa tay, khẩu trang khi cần, dung dịch rửa tay khô với dung dịch cồn,...
- Tránh đám đông nếu có thể, bớt đi lễ hội, chùa chiền
- Ăn uống điều độ, uống nhiều nước.
- Vận động đều đặn
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, theo PGS Tạ Văn Bình – Viện Nội tiết và chuyển hóa đái tháo đường, cần ăn uống đủ chất và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Những người bị các bệnh mãn tính kèm theo cần làm tốt kiểm soát bệnh tật.
Có thể bổ sung các loại thực phẩm như cà rốt, đu đủ, xoài, đào, khoai lang, bí đỏ… là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời. Cơ thể sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cam, chanh, bưởi, táo... dồi dào vitamin C tự nhiên. Vitamin C cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, C, lycopene giúp giảm nhiễm trùng, chống viêm và tăng cường miễn dịch. Đây cũng là loại trái cây thơm ngon nên ăn quanh năm.
Tỏi có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, chống nhiễm trùng, tăng số lượng và sức mạnh chống lại mầm bệnh của bạch cầu. Các nghiên cứu cho thấy, dùng tỏi hàng ngày giảm được 70% nguy cơ cảm lạnh.
Trong tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Chất allicin có tác dụng kháng khuẩn cao. Khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin trong tỏi mới biến thành allicin. Tỏi càng cắt nhỏ hoặc đập nát thì tác dụng chống bệnh tật càng cao.
Theo bác sĩ của khoa dinh dưỡng và tiết chế, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, có thể sử dụng tỏi để tăng cường sức đề kháng. Nên ăn 1-2 nhánh tỏi/ngày, không nên ăn quá nhiều, ăn cùng bữa ăn, không ăn đói, nên ăn tỏi sống hoặc ở nhiệt độ 80 độ C, ăn chín quá làm giảm tác dụng của tỏi.
Tỏi nên cắt mỏng hoặc đập dẹt giúp phá hiuer thành tế bào, kích hoạt enzym tỏi xúc tác với argnine để tạo ra allicin. Nên sử dụng tỏi sau khi đập dập hoặc băm nhuyễn từ 10 – 15 phút để tỏi có tác dụng, không ăn tỏi khi bị tiêu chảy.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!